Loading...
Tin tức  Tin thị trường và sản phẩm

Sự nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo và giải pháp thay thế

Theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đã ban hành danh sách 22 hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Các chất cấm này thường được sử dụng để kích thích vật nuôi tăng trọng nhanh, giảm chi phí sản xuất, nhưng lại gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của vật nuôi và con người.
Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi là hành vi vi phạm pháp luật, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng. Khi sử dụng thực phẩm có chứa chất cấm, người tiêu dùng có thể gặp phải các triệu chứng cấp tính như: rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, đau đầu, choáng váng, buồn nôn, tiêu chảy, thậm chí hôn mê, tử vong.

1. Định nghĩa về các chất cấm trong chăn nuôi

Các chất cấm trong chăn nuôi là những loại hóa chất, kháng sinh và các chất hóa học khác được sử dụng trong việc nuôi dưỡng động vật (gia súc, gia cầm, thủy sản, …) nhưng lại có thể gây hại cho sức khỏe của con người. Vì vậy, luật pháp đã nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh và sử dụng các loại chất này.
 
Một số cách nhận biết thịt heo nuôi bằng chất cấm 
 
Đặc điểm thịt theo tăng nạc bằng chất cấm: Khi heo còn sống, da có độ căng khác thường, trương mỏng, có cảm giác như ứ nước bên trong. Trên da còn xuất hiện đốm đỏ, heo đi đứng nặng nề, thậm chí còn bại liệt do xương bị mục. Heo có nạc nhiều vun cao (nạc gần sát với da), heo có mỡ ít, chỉ mỏng khoảng 0,4 cm (heo bình thường dày 1-1,5 cm). Thịt heo có màu đỏ như thịt bò, không còn mềm mại (thịt heo bình thường có màu hồng tự nhiên và mịn); khi nấu nướng bị mất chất béo và mùi vị thơm ngon. Loại thịt heo ăn “bột siêu nạc” tích nước nhiều, thịt có độ ẩm cao, mặt cắt trên thớ thịt không được mịn, thớ ngắn, độ săn chắc kém. Tại bắp vai, đùi vật nuôi, lượng thịt nạc phát triển bất thường, u lên, màu đỏ au giống thịt bò.
 

2. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm trong chăn nuôi

2.1. Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT về Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam. Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 10 năm 2014.
Thứ tự Tên kháng sinh, hóa chất
1 Carbuterol
2 Cimaterol
3 Clenbuterol
4 Chloramphenicol
5 Diethylstilbestrol (DES)
6 Dimetridazole
7 Fenoterol
8 Furazolidon và các dẫn xuất nhóm Nitrofuran
9 Isoxuprin
10 Methyl-testosterone
11 Metronidazole
12 19 Nor-testosterone
13 Ractopamine
14 Salbutamol
15 Terbutaline
16 Stibenes
17 Trenbolone
18 Zeranol
19 Melamine (với hàm lượng Melamine trong thức ăn chăn nuôi > 2.5 mg/kg)
20 Bacitracin Zn
21 Carbadox
22 Olaquidox

Trong số 22 hóa chất và kháng sinh bị cấm ở trên, các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine đang được sử dụng phổ biến nhất.

2.2. Các chất cấm tạo nạc 

Chất tăng trọng hay chất tạo nạc là một hợp chất hóa học thuộc họ β- agonist được xếp vào loại chất độc cấm sử dụng trong chăn nuôi trên toàn thế giới. Họ β-agonist gồm 2 nhóm:
  • Nhóm β1-agonist: Gồm các chất có tác dụng kích thích tim, được dùng để điều trị sốc tim, suy tim cấp tính như Dobutamine, Isoproterenol, Xamoterol, Epinephrine….
  • Nhóm β2-agonist: Gồm các chất làm giãn cơ, được dùng để điều trị hen suyễn, bệnh phổi mãn tính: Salbutamol(Albuterol), Clenbuterol, Ractopamine, Epinephrine(thúc chín tố), Fenoterol, Formoterol, Isoproterenol(β1and β2), Metaproterenol, Salmeterol, Terbutaline, Clenbuterol, Isoetarine, pirbuterol, procaterol, ritodrine, epinephrine.
Trong những chất kể trên thì Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine là ba chất đứng đầu trong danh mục 18 chất kháng sinh, hóa chất bị cấm sử dụng trong chăn nuôi.

Họ β-agonist là các hợp chất tổng hợp phenethanolamine được sử dụng như là một tác nhân dùng để trị các bệnh về hô hấp trong y học. Chúng còn có tác dụng làm tăng hàm lượng protein, kích thích tăng trưởng nhờ quá trình chuyển hóa hàm lượng mỡ tích tụ thành các mô cơ ở heo. 

Cơ chế tác dụng lên vật nuôi:
Họ β-agonist có tác động làm tăng độ lớn của sợi cơ và tiêu biến mỡ ở heo theo cơ chế sau:
  • Khi beta-agonist kết dính vào các thụ thể beta-adrenergic trên tế bào mỡ, chúng sẽ làm hoạt hóa một số enzyme, từ đó làm giảm sự tổng hợp và tích lũy mô mỡ bên trong tế bào. Ngoài ra nó còn huy động mô mỡ trong tế bào để phân giải mỡ  nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thể à đưa đến kết quả là tỷ lệ mỡ tích lũy trong cơ thể gia súc rất ít.
  • Đối với mô cơ cũng có chứa thụ thể beta-adrenergic ở trên bề mặt của nó. Sự tương tác của beta-agonist với thụ thể beta-adrenergic sẽ làm gia tăng tổng hợp của axit ribonucleic (ARN), từ đó làm gia tăng tổng hợp protein trong tế bào à Kết quả là làm gia tăng kích thước của tế bào cơ.
Sự tăng trưởng xảy ra bằng cách gia tăng chiều dài và độ lớn của sợi cơ một cách nhanh chóng (siêu nạc) chứ không gia tăng số lượng tế bào. Tuy nhiên sự gia tăng nầy là có hạn theo thời gian và không thể sử dụng kéo dài được vì sẽ làm cho heo bị chết. 

Dù bị cấm nhưng các chất tạo nạc như Salbutamol, Clenbuterol và Ractopamine dù vẫn được lén lút sử dụng để gia tăng tỉ lệ nạc, kích thích tăng trọng nhanh cho heo. 
Nhóm β – agonists tập trung chất dinh dưỡng vào mô cơ, tăng tỉ lệ nạc

3. Tác hại của việc sử dụng các chất cấm trong chăn nuôi

3.1. Tác hại trực tiếp đến vật nuôi

Đặc điểm rõ nhất khi dùng chất cấm là chỉ cần sang ngày thứ 2 thì heo bắt đầu nở mông vai, tạo ra những thớ thịt săn chắc. Đến ngày thứ 3 heo sẽ ít di chuyển thường nằm ngủ li bì, sang ngày thứ 10 heo bắt đầu ít di chuyển,  ăn đâu nằm đấy và kèm theo hiện tượng chân đứng không vững. Bước sang ngày thứ 15 thì bằng mọi giá phải xuất chuồng vì nguy cơ gãy chân rất cao. Đặc biệt, không chỉ nở mông vai và siêu tạo nạc, trữ nước, trong khoảng 15 ngày cho heo ăn loại hóa chất đó trọng lượng sẽ tăng vọt trung bình mỗi ngày lên 1,5 đến 2 kg...

Nếu sử dụng chất cấm quá nửa tháng heo sẽ không chỉ tự khuỵu chân vì loại thuốc đó sẽ làm cho xương giòn, quá trình di chuyển heo sẽ tự gãy chân mà khắp người con heo sẽ bắt đầu xuất hiện những vết lở rỉ nước…
So sánh giữa heo sử dụng chất cấm tạo nạc và heo nuôi bình thường
 

3.2. Tác hại đối với con người

Tồn dư của chất tạo nạc có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người, bao gồm:
  • Rối loạn nhịp tim, run cơ, co thắt phế quản, tăng huyết áp, nguy cơ sẩy thai,…
  • Ngộ độc gan, rối loạn hệ thống hormon, gây vô sinh, hiếm muộn,…
  • Ung thư, dị tật bẩm sinh,…
Với Salbutamol: Khi ăn thịt heo có Salbutamol cũng giống như uống thuốc này. Lượng Salbutamol còn tồn dư trong thịt bao nhiêu sẽ được cơ thể người hấp thu bấy nhiêu. Sau đó, Salbutamol được đào thải dần qua nước tiểu nhưng chúng vẫn được tích lũy lâu trong gan, thận, mỡ, vòng mạc và không bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Cũng chính vì thế mà các trường hợp ngộ độc được báo cáo thường do ăn nội tạng động vật.

Clenbuterol: Việc ăn phải thịt heo chứa chất Clenbuterol về lâu dài có thể gây biến chứng ung thư, ngộ độc cấp, run cơ, đau tim, tim đập nhanh, tăng huyết áp, choáng váng… Clenbuterol cũng gây tổn hại cho hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, thậm chí gây chết người.

Nếu người tiêu dùng ăn thịt heo có tồn dư hai chất nói trên thì lâu dần sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng xấu lên tim mạch, làm cho tim đập nhanh, tăng huyết áp, run cơ, rối loạn tiêu hóa, ung thư… và có thể là nguy cơ cho những căn bệnh khác.

4. Giải pháp để người chăn nuôi heo không còn sử dụng chất cấm

Phối hợp đa biện pháp để chấm dứt tình trạng chăn nuôi heo bằng chất cấm

1. Về giống heo: Lựa chọn các giống heo siêu nạc tự nhiên như Yorkshire, Duroc, Pietrain, Bồ Xụ, Móng Cái, Ba Xuyên,... để có được những đàn heo thịt nhiều nạc và ít mỡ.

2. Về thức ăn dinh dưỡng: Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cần thiết kế công thức cám với đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng, đặc biệt là các axit amin, vitamin, chất khoáng và nhóm thức ăn bổ sung để giúp đàn heo của người chăn nuôi mau lớn và nhiều nạc. Một số sản phẩm an toàn khi bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng thay thế cho các chất cấm trong chăn nuôi, hướng đến việc chăn nuôi bền vững. Điển hình như chất tạo nạc tự nhiên RAMIL GP với thành phần sâm Báo là dược liệu quý dâng vua tiến chúa thời xưa. Chất phụ gia có nguồn gốc từ thực vật có tác động đến cơ thịt một cách từ từ, không ồ ạt như các chất hóa học, từ đó làm heo được phát triển một cách an toàn và người ăn thịt heo cũng được hưởng lợi.
 

Phụ gia Ramil GP giúp tăng nạc, giảm mỡ, đỏ thịt và tăng cường chất lượng thịt heo
 
Thành phần chất tạo nạc tự nhiên Ramil GP bao gồm các thành phần chính: Chiết xuất Ginsenosides, chiết xuất cynarine, amino axit, khoáng và peptide lên men.

Cơ chế tác dụng:
  • Amino acid: Tham gia quá trình tạo cơ 
Các amino acid tham gia tăng quá trình tạo cơ nhờ tiền chất creatine (creatine đóng vai trò chính trong quá trình truyền và cung cấp năng lượng qua hệ thống creatine-creatine phospho). Creatine tăng cường sự phát triển của tất cả các cơ, quy định sự tăng trọng của cơ thể và thúc đẩy khối lượng cơ. Do đó, dưới tác động của Ramil GP,  tỉ lệ nạc và phần thịt cơ trên heo được tăng cao.
  • Khoáng: Tham gia quá trình tạo cơ
 Khoáng có vai trò quan trọng khi là coenzyme - có tác dụng hoạt hóa enzyme. Magie tăng cường hoạt động của mTOR từ đó thúc đẩy phát triển cơ và ngăn chặn sự mất cơ. Kẽm là chất ổn định insulin và là chất giống insulin có tác dụng hiệp đồng trong việc kích phát triển và tạo thành các tế bào cơ.
  • Chiết xuất Ginsenosides: Tăng cường hệ miễn dịch và kích thích tạo máu làm đỏ thịt
Hoạt chất Ginsenosides trong sâm Báo không những giúp giảm viêm, tăng sản xuất kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch mà còn thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu làm thịt heo đỏ đẹp hơn.
  • Chiết xuất Cynarine: Giải độc và phân giải mỡ gan, mỡ toàn thân 
Hoạt chất Cynarine trong atiso trắng làm phục hồi và giảm thương tổn cho gan sau khi bị nhiễm độc, tăng cường enzyme chống oxy hóa. Đồng thời hoạt chất cynarin làm giảm hoạt động của enzyme HMG-CoA reductase (enzyme có mặt để tham gia quá trình tổng hợp acid béo), giảm quá trình tổng hợp mỡ, đặc biệt là các loại lipoprotein tỉ trọng thấp và rất thấp                                    
  • Peptide lên men (AMP): Tăng cường sức khỏe đường ruột và chức năng hệ miễn dịch
+ Là loại peptide được tổng hợp trên ribosome từ mã hóa gene, được tiết ra từ tế bào biểu mô ruột (tế bào Paneth). 
+ Một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ miễn dịch bẩm sinh của động vật, tham gia vào quá trình miễn dịch tự nhiên của niêm mạc ruột. 
+ Thể hiện nhiều hoạt động đề kháng khi mầm bệnh tấn công cơ thể.

Peptide lên men trong Ramil GP giúp phát triển lông nhung mao đường ruột, tăng khả năng hấp thu của đường ruột từ đó cải thiện hiệu suất tăng trưởng của heo thịt. Ngoài ra, peptide lên men còn giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó làm giảm các quá trình viêm nhiễm của heo thịt.

Kết hợp tác dụng của các thành phần được chọn lọc nghiêm ngặt, Ramil GP là giải pháp không những làm tăng nạc, giảm mỡ, tăng trọng lượng thân thịt, đỏ thịt mà còn tăng cường chất lượng thịt heo (về độ dẻo, tươi) - là chìa khóa của tăng trưởng năng suất và lợi nhuận trong chăn nuôi. Sử dụng chất bổ sung Ramil GP là giải pháp hữu hiệu tăng hiệu quả chăn nuôi của sản phẩm cám, mang đến lợi ích tối ưu cho người kinh doanh (nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi), người chăn nuôi và người tiêu dùng.

Phản hồi hiệu quả sử dụng của Ramil GP

3. Phòng bệnh tốt: Sẽ giúp heo ít bệnh, mau lớn, chất lượng thịt cũng được nâng cao hơn. Nếu cần thiết phải sử dụng thuốc thú y thì nên tuân thủ theo đúng thời gian ngưng thuốc có ghi trên bao bì trước khi xuất bán.

4. Tuyên truyền, cảnh báo về hậu quả của việc sử dụng chấ cấm trong chăn nuôi: Cơ quan thú y địa phương nên tổ chức các buổi tập huấn cho 3 đối tượng chủ chốt đó là (1) người chăn nuôi, (2) những  thương lái thu mua heo và (3) các người giết mổ heo để hiểu rõ về những pháp lệnh trong lãnh vực chăn nuôi thú y cũng như hiểu về tác hại cho bản thân và xã hội của việc sử dụng chất cấm để kích thích tăng trọng hoặc sử dụng thuốc an thần trước khi giết mổ. Những người này phải làm cam kết không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Mặt khác, cơ quan chức năng có thể tăng cường kiểm tra đột xuất để kịp thời phát hiện nhưng người không tuân thủ theo cam kết.

Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam là nhà sản xuất tiên phong các giải pháp phụ gia phytogenics với mục tiêu gia tăng năng suất và thay thế kháng sinh, thay thế các chất cấm trong chăn nuôi. TVOne Việt Nam luôn luôn trăn trở về những tác hại nghiêm trọng của chất cấm tạo nạc, của kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi đối với tương lai sức khỏe cộng đồng. Liên hệ TVOne Việt Nam để được thông tin chi tiết về các giải pháp thay thế chất cấm, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi.

Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần TVOne Việt Nam
Điện thoại: 024 320 13789 
Hotline: 0967 388 606
Email: contact@tvonevietnam.vn
Địa chỉ: Số 85 Xuân Quỳnh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
 

Các tin khác

3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. 3 ...
Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Pigred Plus của TVOne Việt Nam được biết đến là giải pháp phụ gia mang lại đa tác động trên heo thịt: hồng da, mượt lông, đỏ thịt và chống tái ...
4 bước kiểm soát chất lượng chính trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi

4 bước kiểm soát chất lượng chính trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi

Chất lượng thức ăn chăn nuôi được đảm bảo là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, độ tin cậy và tăng trưởng lợi nhuận của bất kỳ ...
Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Mời bạn theo dõi diễn biến giá cả của các mặt hàng nông sản thế giới trong ngày hôm nay, 03/4/2024.
Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên số 1 của công ty. Gendone tuân theo nguyên tắc “chất lượng hàng đầu” để sản xuất và thực hiện kiểm soát và đảm ...
Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương, lúa mì của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương, lúa mì của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt lần lượt là 1,91 ...
4 lưu ý trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để tối ưu năng suất và lợi nhuận cho trang trại

4 lưu ý trong sản xuất thức ăn chăn nuôi để tối ưu năng suất và lợi nhuận cho trang trại

Một số quy trình trong sản xuất thức ăn chăn nuôi thường ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hiệu quả tiêu thụ thức ăn, năng suất, sức khỏe vật ...
Xu hướng tiêu dùng protein động vật dự báo tăng

Xu hướng tiêu dùng protein động vật dự báo tăng

Mặc dù bối cảnh nền kinh tế đi xuống, khủng hoảng chi phí sinh hoạt đang tạo áp lực tài chính lên người tiêu dùng, nhưng nhu cầu đối với protein ...
Xu hướng dinh dưỡng trong chăn nuôi năm 2024

Xu hướng dinh dưỡng trong chăn nuôi năm 2024

Ngành chăn nuôi trên thế giới đang chứng kiến sự thay đổi đáng kể trong các xu hướng dinh dưỡng, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, ...
FAO: Dự báo cung - cầu ngô thế giới năm 2023/2024

FAO: Dự báo cung - cầu ngô thế giới năm 2023/2024

Theo dự báo mới nhất ngày 1/2/2024 của FAO, sản lượng ngô thế giới năm 2023/2024 tăng 5,2% so với năm 2022/2023