Loading...
Tin tức  Tin thị trường và sản phẩm

4 bước kiểm soát chất lượng chính trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi

Chất lượng thức ăn chăn nuôi được đảm bảo là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, độ tin cậy và tăng trưởng lợi nhuận của bất kỳ doanh nghiệp nào. Sau đây là các biện pháp kiểm soát chính để đảm bảo chất lượng nguyên liệu thô và sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà bạn cần lưu tâm.
Kiểm soát chất lượng là một quy trình bao gồm các bước lấy mẫu, phân tích vật lý, hóa học và vi sinh để đảm bảo chất lượng thức ăn chăn nuôi và phát hiện, quản lý các rủi ro.

Lấy mẫu

Bước đầu tiên trong quy trình kiểm soát chất lượng là lấy mẫu. Đây là điều cần thiết để đảm bảo độ tin cậy của kết quả phân tích và đưa ra quyết định tiếp theo về việc sử dụng nguyên liệu hoặc thức ăn chăn nuôi. Nguyên tắc cơ bản là mẫu phải đại diện cho toàn bộ nguyên liệu.

Đối với phương pháp lấy mẫu trên xe tải chở hàng xá, sử dụng một ống lấy mẫu phù hợp với nguyên liệu thô và ấn xuống chạm đáy sao cho tất cả các lớp nguyên liệu đều được lấy mẫu.
Đối với phương pháp lấy mẫu trong túi silo, sử dụng một ống lấy mẫu phù hợp với nguyên liệu thô và đưa vào một góc khoảng 30° so với mặt đáy sao cho tất cả các phần của nguyên liệu đều được lấy mẫu.
 

Phân tích vật lý

Việc này bao gồm các phân tích đại thể và cảm quan. Đây là bộ lọc kiểm soát đầu tiên, trong đó các thông số như chất lượng hạt (hư hại, bị vỡ, bị hư hỏng do nhiệt, nảy mầm, v.v.), sự hiện diện của tạp chất và côn trùng sống, màu sắc, mùi và cấu trúc được đánh giá. Mặc dù đơn giản, chi phí thấp và thực tế là không yêu cầu thiết bị đắt tiền, nhưng chúng có thể ngăn ngừa các tổn thất kinh tế đáng kể cho nhà sản xuất.

Một thông số vật lý quan trọng khác là kích thước hạt, điều có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến năng suất và sức khỏe của heo, cũng như chi phí năng lượng của nhà máy và việc trộn thức ăn đúng cách. Phân tích này được thực hiện bằng cách sử dụng một bộ sàng trên một máy rung sẽ giúp ta thu được các giá trị đường kính trung bình hình học GMD (geometric mean diameter) và độ lệch chuẩn.

Kiểm soát pha trộn là một phần thiết yếu bên cạnh việc phân tích vật lý. Pha trộn đúng cách phải đảm bảo rằng một phần thức ăn 10 gram chứa đúng tỷ lệ của các nguyên liệu khác nhau. Phương pháp đơn giản, nhanh chóng và chi phí thấp nhất để kiểm tra là sử dụng máy phân tích vi lượng microtracers, tuy nhiên phương pháp này có thể có tỷ lệ lỗi cao (> 10%) (Klein 2016). Một phương pháp khác có độ chính xác cao nhưng đắt tiền hơn nhiều, là phân tích phổ hấp thu nguyên tử của các khoáng vi lượng như seleni hoặc mangan.

Các bước kiểm tra chất lượng pha trộn:
Các bước tiến hành Nội dung kiểm tra
Bước 1 Chuẩn bị và cân chất đánh dấu tại thời điểm xét nghiệm
Bước 2 Thêm chất đánh dấu cùng các thành phần vi lượng
Bước 3 Thực hiện trộn thức ăn
Bước 4 Lấy mẫu bên trong máy trộn bằng ống lấy mẫu
Bước 5 Số lượng tối thiểu 10 mẫu từ các vị trí khác nhau
Bước 6 Lặp lại bài kiểm tra ít nhất 3 lần
Bước 7 Gửi mẫu đến phòng thí nghiệm 
Bước 8 Tần suất kiểm tra việc pha trộn ít nhất 2 lần/năm

Thông số tối ưu của một máy trộn tốt:
Thông số Giá trị tối ưu
Chất lượng pha trộn ≤ 5% hệ số biến thiên
Rò rỉ Không nên có sự rò rỉ
Phần sót lại dưới đáy ≤ 0.2%
 

Phân tích hóa học

Còn được gọi là phân tích thành phần dinh dưỡng, chúng có thể được chia thành hai nhóm chính: phân tích dinh dưỡng và phân tích chất lượng.

Các phân tích dinh dưỡng được sử dụng để kiểm tra xem thức ăn đã qua chế biến có đạt được thành phần dinh dưỡng dự kiến hay không.

Trong ngành chăn nuôi heo, những chỉ tiêu sau đây thường được phân tích: độ ẩm, protein thô, xơ thô, xơ trung tính, xơ acid, chiết xuất hữu cơ và tro, trong đó độ ẩm là một trong những giá trị quan trọng nhất. Độ ẩm cao hơn chỉ tiêu chất lượng có thể dẫn đến mất tính ổn định hóa học, tăng sự khả năng hư hỏng do vi sinh vật và giảm chất lượng tổng thể về chất lượng.

Một số trang trại sử dụng calci carbonat hoặc bột vỏ sò và phosphor ở các dạng khác nhau trong công thức của họ. Điều cần thiết là phải thực hiện phân tích calci và phosphor định kỳ đối với các thành phần này, đặc biệt là hàm lượng calci trong calci cacbonat và bột vỏ sò có thể thay đổi liên tục.

Phân tích chất lượng được sử dụng để mô tả đặc điểm và đánh giá các nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi. Xem xét các nguyên liệu thô thường được sử dụng tại trang trại, các phân tích quan trọng nhất là hoạt độ ure và protein hòa tan đối với các phụ phẩm từ đậu nành, cũng như các giá trị peroxide và acid đối với dầu và chất béo. Các chỉ số này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lượng protein sẵn có và khả năng tiêu hóa, cả về lượng thức ăn ăn vào và năng suất của động vật.

Các giá trị tối ưu dự kiến của hoạt độ ure và protein hòa tan đối với đậu nành nguyên hạt được xử lý nhiệt và các phụ phẩm từ đậu nành (ví dụ: khô dầu đậu nành, đậu nành ép đùn)
Đậu nành nguyên hạt đã qua xử lý nhiệt và các phụ phẩm
Thông số Giá trị tối ưu
Hoạt độ ure     ≤ 0.2
Protein hòa tan (trong KOH)    80 - 85%
 
Nguồn: Butolo, 2002
Đánh giá chất lượng đối với dầu thực vật và mỡ động vật
Dầu thực vật và mỡ động vật
Thông số Giá trị tối ưu
Mùi ôi thiu    Không có
Giá trị acid     Như đã nêu trong hợp đồng
Giá trị Peroxide     < 10meq/kg
Tạp chất    < 0.15%
Nguồn: Fedna, 2002

Điều quan trọng cần nhớ là giá trị acid được thỏa thuận trong hợp đồng mua nguyên liệu thô.

Phân tích vi sinh

Những phân tích này cho phép chúng ta xác định mức độ nhiễm vi sinh vật có thể gây bất lợi cho sức khỏe động vật. Các phân tích vi sinh chính là đếm tổng số coliform - một chỉ số quan trọng về vệ sinh nhà máy, đó là sự hiện diện của E. coli và Salmonella. Những phân tích này được khuyến nghị chủ yếu cho các nguyên liệu thô có nguồn gốc động vật, là những nguyên liệu dễ bị nhiễm vi sinh vật nhất.

Giá trị vi sinh vật cho phép trong nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật
Nguyên liệu thô có nguồn gốc từ động vật
Thông số Giá trị tối ưu
Tổng số vi khuẩn hiếu khí    < 106 ufc/g
Tổng số Coliform    < 103 ufc/g
E. coli     Không có ufc/g
Salmonella     Không có ufc/25 g
Nguồn: Fedna; 2002

Các vi sinh vật không phải lúc nào cũng gây ra các vấn đề sức khỏe ở động vật, điều này sẽ phụ thuộc vào mức độ nhiễm và loại heo sẽ tiêu thụ thức ăn, nhưng nó là một chỉ số về vệ sinh trong quá trình sản xuất thức ăn.

Độc tố nấm mốc được tạo ra bởi nấm mốc hiện diện trong nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và năng suất của heo, đó là lý do tại sao chúng cần được đưa vào kiểm soát chất lượng để xác định tính phù hợp của nguyên liệu thô, chiến lược sử dụng nguyên liệu và sự cần thiết phải bổ sung tác nhân cô lập độc tố nấm mốc. Do chi phí của các phân tích này cao nên việc phân tích tất cả các nguyên liệu thô có nguồn gốc thực vật được sử dụng là không khả thi, nhưng cần phải tạo ra một chiến lược lấy mẫu và phân tích mang tính đại diện nhất có thể.

Giá trị độc tố nấm mốc chấp nhận được đối với heo
Độc tố nấm mốc Giới hạn
Zearalenone     100 ppb
Fumonisin   2 ppm
T2 toxin    100 ppb
Aflatoxins     20 ppb
Deoxynivalenol    1 ppm
Ochratoxin     50 ppb
Nguồn: Food Codex (ủy ban Deoxynivalenol) 2003; FAO 2003

Điều quan trọng cần lưu ý là các độc tố nấm mốc có thể có tác dụng hiệp đồng với nhau, do đó, nếu có nhiều hơn một loại độc tố nấm mốc, có thể quan sát thấy các tác động tiêu cực đối với động vật ngay cả khi nồng độ nhiễm của mỗi loại ở dưới mức chấp nhận được.

Đây là những biện pháp kiểm soát chất lượng chính phải được thực hiện để đảm bảo chất lượng của nguyên liệu thô và thức ăn chăn nuôi. Chắc chắn việc thực hiện chúng đòi hỏi nỗ lực và chi phí kinh tế, tuy nhiên, cái giá phải trả nếu không thực hiện các biện pháp kiểm soát này sẽ cao hơn theo cấp số nhân nếu chúng ta nghĩ đến những thiệt hại mà chúng có thể gây ra cho động vật.
(Tác giả: Amanda Melo - Nguồn: 3tres3.com)

Các tin khác

Dự báo tình hình cung - cầu ngô và lúa mì thế giới năm 2024/2025 của FAO

Dự báo tình hình cung - cầu ngô và lúa mì thế giới năm 2024/2025 của FAO

Theo dự báo mới nhất của FAO vào tháng 6/2024, sản lượng ngô và lúa mì năm 2024/25 đều sụt giảm so với năm 2023/2024, lần lượt với tỷ lệ giảm ...
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc thịt heo và giải pháp cải thiện

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc thịt heo và giải pháp cải thiện

Người tiêu dùng thường dựa trên màu sắc của thịt để làm cơ sở đánh giá chất lượng về mức độ tươi ngon của thịt. Do đó, người chăn nuôi luôn ...
Danh sách 35 sản phẩm đạt danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Danh sách 35 sản phẩm đạt danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Danh sách chi tiết về 35 sản phẩm xuất sắc được vinh danh trong Lễ trao giải Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam năm 2024 do Ban Tổ chức và ...
Chung khảo Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3

Chung khảo Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giám khảo đánh giá Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3 đã họp phiên chung khảo. Tham dự cuộc họp có ...
3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. 3 ...
Sự nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo và giải pháp thay thế

Sự nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo và giải pháp thay thế

Theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đã ban hành danh sách 22 hóa chất, kháng sinh ...
Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Pigred Plus của TVOne Việt Nam được biết đến là giải pháp phụ gia mang lại đa tác động trên heo thịt: hồng da, mượt lông, đỏ thịt và chống tái ...
Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Mời bạn theo dõi diễn biến giá cả của các mặt hàng nông sản thế giới trong ngày hôm nay, 03/4/2024.
Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên số 1 của công ty. Gendone tuân theo nguyên tắc “chất lượng hàng đầu” để sản xuất và thực hiện kiểm soát và đảm ...
Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương, lúa mì của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương, lúa mì của Việt Nam 2 tháng đầu năm 2024

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, sản lượng nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt lần lượt là 1,91 ...