
Có thể nói khả năng tiết sữa và chất lượng sữa từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối quen thuộc trong chăn nuôi nái. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?
- Heo nái bị cúm: Bệnh cúm heo nái xảy ra mà có thể không xuất hiện triệu chứng rõ ràng nào. Lây nhiễm virus cúm là guyên nhân dẫn đến tình trạng hấp thụ thức ăn kém của heo nái và sự iết sữa ban đầu ở mức thấp, không dủ để cung cấp cho heo con.
- Các bệnh về chân móng: Các bệnh về chân móng sẽ khác nhau ở mỗi trang trại. Bệnh viêm móng khiến heo nái hao tốn rất nhiều năng lượng. Hơn nữa, heo nái mới sinh con sẽ ít có khả năng có thể đứng dậy và tiêu thụ thức ăn trong chuồng sinh, do đó quá trình tiết sữa diễn ra chậm.
- Nhiễm trùng sau khi sinh: Có thể nói sau khi sinh, sức đề kháng của heo nái rất yếu, sức ăn giảm và heo nái rất dễ chịu tác động của các yếu tố môi trường. Mầm bệnh có mặt trong ruột, truyền qua niêm mạc đi vào máu, xâm nhập vào tử cung, một trong những nguyên nhân chính của sự xâm nhập này là sự kém nhu động của ruột và nhất là táo bón. Hầu hết các trường hợp viêm tử cung đều có sự hiện diện của vi sinh vật cơ hội thường xuyên có mặt trong chuồng nuôi lợi dụng lúc sinh sản tử cung, âm đạo tổn thương chứa nhiều sản dịch, vi trùng xâm nhập đường sinh dục một cách dễ dàng gây viêm tử cung. Một số chủng vi khuẩn được tìm thấy trong đường ruột của heo nái:
+ Staphylococus
+ E.Coli
+ Streptococcus
+ Pseudomonas

Tình trạng viêm vú ở heo nái

Tình trạng viêm tử cung ở nái
Một số triệu chứng điển hình của heo nái khi bị viêm vú, viêm tử cung:
- Viêm dạng nhờn là thể viêm nhẹ xuất hiện sau khi sinh 2-3 ngày, niêm mạc tử
- cung bị viêm nhẹ, tử cung tiết dịch nhờn, trong hoặc đục lợn cợn có mùi tanh vài ngày sau dịch tiết dịch nhờn giảm lại đặc và hết hẳn. Thú không sốt hoặc sốt nhẹ thú vẫn cho con bú bình thường.
- Viêm dạng mủ là thể viêm nặng thường xuất hiện trên thú có thể trạng xấu, số lượng vi sinh vật nhiễm vào tử cung nhiều, cũng có thể viêm tử cung dạng nhờn kế phát. Thú thường sốt 40-410C, khát nước, kém ăn, nằm nhiều, tiểu ít, nước tiểu vàng, phân có màng nhầy, mệt mỏi ít cho con bú hay đè con.
- Viêm dạng mủ lẫn máu là phản ứng ăn sâu vào lớp tử cung, tổn thương mạch mao quản gây chảy máu. Các biểu hiện như :
+ Viêm sền sệt có mủ lẫn máu mùi rất tanh.
+ Thân nhiệt rất cao sốt kéo dài.
+ Không ăn kéo dài.
+ Sản lượng sữa giảm hoặc mất hẳn.
+ Thở nhiều khát nước.
+ Mệt mỏi kém phản xạ với tác động bên ngòai đôi khi đè con.
+ Thú có biểu hiện thần kinh suy nhược, thân nhiệt tăng, mạch tăng, thở hổn hển.
Viêm vú, viêm tử cung là một trong những hội chứng sinh sản thường xuất hiện trên heo nái sau khi sinh. Tổn thương niêm mạc tử cung ảnh hưởng đến sự tiết kích thích tố. Ảnh hưởng đến viêm vú biểu hiện chậm động dục làm giảm sức sinh sản. Tốn thuốc điều trị và phải loại thải heo nái sớm do chậm động dục hoặc không động dục trở lại. Viêm tử cung ảnh hưởng rất lớn đến sản lượng sữa sản xuất ở heo nái: giảm hoặc thậm chí là ngừng sản xuất . Heo con thiếu sữa, suy nhược, tiêu chảy và chết dần.
Như vậy, để cải thiện năng suất trại heo, người chăn nuôi cần quan tâm để hạn chế tối đa những vấn đề nêu trên bằng cách nâng cao chế độ dinh dưỡng ngay từ những giai đoạn trước sinh với mục đích tăng cường sức đề kháng heo nái nuôi con, tăng cường khả năng tiết sữa và chất lượng sữa để cung cấp cho heo con.
Tổng hợp: Ánh Trương (Chuyên viên R&D)