Đến năm 2030, xếp hạng này dự kiến là Trung Quốc (30%), Hoa Kỳ (10%), Brazil (8%), Ấn Độ (4%) và Mexico (2%). Trong số 50 quốc gia có lượng kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi lớn nhất trong năm 2010, năm quốc gia có tỷ lệ tiêu thụ kháng sinh được dự báo tăng nhiều nhất vào năm 2030 có thể là Myanmar (205%), Indonesia (202%), Nigeria (163%), Peru (160%) và Việt Nam (157%).
Nhu cầu tiêu thụ kháng sinh là khác nhau ở các loài vật nuôi. Điều này được thể hiện rõ ở hình sau:
(Nguồn: PNAS)
Việc tiêu thụ thuốc kháng sinh cho thấy sự không đồng nhất về địa lý quan trọng giữa các lục địa. Ở Nam và Đông Nam Á, các điểm nóng tiêu thụ thuốc kháng sinh bao gồm bờ biển phía đông nam của Trung Quốc, các tỉnh Quảng Đông và Tứ Xuyên, đồng bằng sông Hồng ở Việt Nam, ngoại ô phía bắc Bangkok, và bờ biển phía nam của Ấn Độ và thành phố Mumbai và Delhi. Ở Châu Mỹ, mức tiêu thụ thuốc kháng sinh cao nhất được quan sát thấy ở miền nam Brazil, ngoại ô Thành phố Mexico, miền trung tây và miền nam Hoa Kỳ.
(Nguồn: PNAS)
Tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi đã gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Một trong số đó là tình trạng kháng thuốc kháng sinh.
Theo thống kê của WHO mỗi năm, khoảng 700.000 người tử vong trên toàn cầu vì kháng thuốc kháng sinh. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), kháng kháng sinh là nguyên nhân dẫn đến 25.000 ca tử vong hàng năm ở Liên minh Châu Âu và 23.000 ca tử vong hàng năm ở Mỹ Có khoảng 2 triệu người Mỹ phát triển bệnh nhiễm trùng kháng thuốc mỗi năm.
Đến năm 2050, một số nhà nghiên cứu dự đoán rằng kháng kháng sinh sẽ gây ra 10 triệu ca tử vong mỗi năm, vượt qua ung thư là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Việt Nam đang được xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao của thế giới, với 33% người bệnh bị kháng thuốc.
Hiện nay kháng sinh sử dụng cho mục đích điều trị chỉ chiếm dưới 30%. Trong khi đó, 75% lượng thuốc kháng sinh tại Việt Nam được dùng trong nông nghiệp. WHO đã kêu gọi người chăn nuôi và ngành công nghiệp thực phẩm ngưng sử dụng thuốc kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi với mục tiêu phòng bệnh và kích thích sinh trưởng cho vật nuôi. Song song với đó, Việt Nam đã ban hành luật cấm sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh nhưng do tính hiệu quả nhanh mà nhiều người chăn nuôi vẫn sử dụng kháng sinh. Điều này đòi hỏi ngành thức ăn chăn nuôi phải tìm ra những giải pháp mới, mang tính đột phá, hướng đến một nền nông nghiệp xanh, sạch và bền vững.
Với sứ mệnh mang giải pháp từ tự nhiên cho người chăn nuôi-sự an toàn cho cộng đồng, TVOne Việt Nam đã nghiên cứu, phát triển thành công bộ sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi có thành phần hoàn toàn từ tinh dầu và các chiết xuất thực vật với mục tiêu thay thế kháng sinh trong phòng và điều trị bệnh cũng như gia tăng năng suất vật nuôi.