Loading...
Tin tức  Tin thị trường và sản phẩm

80% chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi bổ sung của Việt Nam còn phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu

Chủ động nguồn thức ăn chăn nuôi vẫn là vấn đề nan giải đặt ra cho ngành chăn nuôi từ nhiều năm nay. Ước tính nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chiếm khoảng 65% tổng nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước. Với các chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi bổ sung thì con số nhập khẩu lên tới 80%.
Việt Nam hiện là quốc gia đứng thứ 10 thế giới và số 1 khu vực Đông Nam Á về sản lượng thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp. Tuy nhiên mức độ tự chủ nguyên liệu TACN chỉ đạt khoảng 30% và việc phụ thuộc nguyên liệu TACN nhập khẩu khiến ngành chăn nuôi nước ta phải đối mặt nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế - địa chính trị thế giới có nhiều diễn biến khó lường.
 

Nghịch lý đất nước nông nghiệp nhưng phải chi hơn 5,6 tỷ USD nhập khẩu nguyên liệu và TACN


Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, gần 50% số lao động làm việc trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, hàng năm Việt Nam đã và đang sản xuất ra một khối lượng nông sản rất lớn; song có một nghịch lý đã và đang tồn tại, đó là nước ta lại là một trong những nước phải nhập rất nhiều nguyên liệu nông sản cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi và cả thức ăn cho gia súc, gia cầm chưa qua chế biến.

Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, hiện nay, cả nước có 269 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp dạng hỗn hợp hoàn chỉnh với tổng công suất thiết kế đạt 43,2 triệu tấn. Trong đó, 90 nhà máy thuộc sở hữu của doanh nghiệp FDI (chiếm 33,5% về số lượng; 51,3% về công suất thiết kế) và 179 nhà máy thuộc doanh nghiệp trong nước (chiếm 66,5% về số lượng và 48,7% về công suất thiết kế). Tổng nhu cầu thức ăn tinh (ngô, khô dầu các loại, cám các loại, bột cá…) của toàn ngành chăn nuôi là khoảng 33 triệu tấn/năm, chủ yếu dùng cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

Đáp ứng nhu cầu này, Việt Nam cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh, nhưng năng lực sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 13 triệu tấn/năm (chiếm khoảng 35% tổng nhu cầu), số còn lại từ nguồn nhập khẩu (chiếm khoảng 65%).

Các sản phẩm chính của ngành trồng trọt có thể sử dụng làm thức ăn chăn nuôi, gồm: 42,8 triệu tấn thóc (chủ yếu dùng tấm, cám làm thức ăn chăn nuôi); 4,6 triệu tấn ngô hạt; 10,5 triệu tấn sắn tươi; 65,4 nghìn tấn đậu tương.

Đối với chất phụ gia và thức ăn bổ sung chính (vitamin, axit amin…), nước ta phải nhập khẩu tới 80%, do không có công nghệ sản xuất, thị trường tiêu thụ nhỏ, không thu hút được đầu tư mà chỉ sản xuất được một lượng nhỏ thức ăn bổ sung khoáng, chế phẩm vi sinh và thảo dược.

Lí giải vì sao Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm vẫn phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN, Cục Chăn nuôi cho biết nguyên nhân chủ yếu do năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước còn hạn chế, giá thành cao, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp nói riêng và ngành chăn nuôi nói chung. 

Việt Nam là nước nông nghiệp, nhưng mỗi năm vẫn phải chi hàng tỷ USD nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu phục vụ sản xuất TACN
 

Cần chủ động nguồn TACN 


Thực trạng trên cho thấy, nếu Việt Nam chủ động được nguồn TACN sẽ khiến ngành chăn nuôi phát triển một cách bền vững; đồng thời, sẽ giúp cho nền kinh tế nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ, quan trọng nhất là không phải phụ thuộc vào nguồn nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên, để thực hiện được mục tiêu này, Việt Nam cần phải có chiến lược dài hơi…  

Trong một hội nghị chăn nuôi, Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã nhấn mạnh, cần xây dựng vùng nguyên liệu để chủ động giảm chi phí, giảm kho bãi, giảm lãi suất, giảm logistics và các chi phí khác để giảm giá thành thức ăn. Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các doanh nghiệp tập trung xây dựng các vùng trồng ngô, sắn ở Tây Nguyên. 

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến yêu cầu ngành chăn nuôi phải bám sát 5 đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045. 

Cụ thể là phát triển công nghiệp sản xuất giống vật nuôi; phát triển công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; phát triển công nghiệp chuồng trại và xử lý chất thải chăn nuôi; phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh hoạt động khoa học - công nghệ, khuyến nông trong chăn nuôi và tăng cường năng lực quản lý Nhà nước ngành chăn nuôi.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến trao đổi với các phóng viên
 
Cùng với đó, để hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh cho ngành chăn nuôi Việt Nam, yêu cầu tất yếu là phải giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, nhất là các phụ gia thức ăn chăn nuôi. Trước thực tế này, hiện một số doanh nghiệp trong nước cũng đang xúc tiến nghiên cứu, hợp tác đầu tư nhằm sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi ngay tại nước ta để giảm dần sự phụ thuộc vào nước ngoài, trong đó, Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiên phong.
 

TVOne Việt Nam và khát vọng trở thành nhà sản xuất phụ gia Phytogenics đầu tiên tại Việt Nam


TVOne đã kết hợp với các viện nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài nước, ứng dụng chuyển giao công nghệ châu Âu để tạo ra bộ sản phẩm phụ gia Phytogenics "Made in Vietnam" phục vụ nhu cầu tăng năng suất và thay thế kháng sinh của các nhà máy thức ăn chăn nuôi và của người chăn nuôi. Mục tiêu của TVOne là hướng đến ngành chăn nuôi không thuốc kháng sinh và hóa chất; phát triển nông nghiệp hữu cơ, tự chủ về công nghệ nhằm cung ứng những giải pháp tốt nhất cho ngành công nghiệp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam và khu vực.

TVOne Việt Nam sử dụng 95% nguyên liệu sản xuất từ nguồn cung trong nước từ đó chủ động được về số lượng và chất lượng, giảm chi phí sản xuất, nâng cao cơ hội cạnh tranh với các nhà sản xuất từ nước ngoài. Nguyên liệu thảo dược của TVOne Việt Nam đều đến từ các vùng trồng hữu cơ, đáp ứng các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap nghiêm ngặt. Đặc biệt với máy móc thiết bị hiện đại nhập khẩu 100% từ châu Âu, TVOne sẽ sử dụng công nghệ tách chiết thực vật hoạt chất đơn để sản xuất phụ gia thay thế kháng sinh, từ đó tăng năng suất trong chăn nuôi, phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn, trại chăn nuôi trong và ngoài nước.



Các sản phẩm phụ gia Phytogenics tăng năng suất và thay thế kháng sinh của TVOne Việt Nam
 
Với nhiều thuận lợi phát triển các loại dược liệu trong nước, việc nghiên cứu tách chiết, sản xuất các sản phẩm phụ gia Phytogenics của TVOne Việt Nam là hướng đi lợi thế, không chỉ giúp ngành chăn nuôi nâng cao giá trị sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, phát triển bền vững mà còn tạo sinh kế, cải thiện đời sống cho người nông dân.

Thông tin liên hệ:
Công Ty Cổ Phần TVOne Việt Nam
Điện thoại: 024 320 13789 | 0967 388 606
Email: contact@tvonevietnam.vn
Địa chỉ: Số 85 Xuân Quỳnh, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội

Các tin khác

Dự báo tình hình cung - cầu ngô và lúa mì thế giới năm 2024/2025 của FAO

Dự báo tình hình cung - cầu ngô và lúa mì thế giới năm 2024/2025 của FAO

Theo dự báo mới nhất của FAO vào tháng 6/2024, sản lượng ngô và lúa mì năm 2024/25 đều sụt giảm so với năm 2023/2024, lần lượt với tỷ lệ giảm ...
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc thịt heo và giải pháp cải thiện

Các yếu tố chính ảnh hưởng đến màu sắc thịt heo và giải pháp cải thiện

Người tiêu dùng thường dựa trên màu sắc của thịt để làm cơ sở đánh giá chất lượng về mức độ tươi ngon của thịt. Do đó, người chăn nuôi luôn ...
Danh sách 35 sản phẩm đạt danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Danh sách 35 sản phẩm đạt danh hiệu Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ III, năm 2024

Danh sách chi tiết về 35 sản phẩm xuất sắc được vinh danh trong Lễ trao giải Sản phẩm Vàng chăn nuôi Việt Nam năm 2024 do Ban Tổ chức và ...
Chung khảo Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3

Chung khảo Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Hội đồng Giám khảo đánh giá Sản phẩm vàng chăn nuôi Việt Nam lần thứ 3 đã họp phiên chung khảo. Tham dự cuộc họp có ...
3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

3 đề án ưu tiên phát triển ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5/2024, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045. 3 ...
Sự nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo và giải pháp thay thế

Sự nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi heo và giải pháp thay thế

Theo Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 09 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, đã ban hành danh sách 22 hóa chất, kháng sinh ...
Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Vai trò của sâm Báo trong sản phẩm Pigred Plus

Pigred Plus của TVOne Việt Nam được biết đến là giải pháp phụ gia mang lại đa tác động trên heo thịt: hồng da, mượt lông, đỏ thịt và chống tái ...
4 bước kiểm soát chất lượng chính trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi

4 bước kiểm soát chất lượng chính trong các nhà máy thức ăn chăn nuôi

Chất lượng thức ăn chăn nuôi được đảm bảo là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển bền vững, độ tin cậy và tăng trưởng lợi nhuận của bất kỳ ...
Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Giá cả nông sản thế giới ngày 03/04/2024

Mời bạn theo dõi diễn biến giá cả của các mặt hàng nông sản thế giới trong ngày hôm nay, 03/4/2024.
Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Cách đo lường chất lượng sản phẩm axit guanidinoacetic

Chất lượng sản phẩm luôn là ưu tiên số 1 của công ty. Gendone tuân theo nguyên tắc “chất lượng hàng đầu” để sản xuất và thực hiện kiểm soát và đảm ...