“Ngành chăn nuôi đang rất quan tâm tới những giải pháp mới thay thế cho các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là kháng sinh phòng bệnh và kích thích tăng trưởng. Lộ trình mà ngành chăn nuôi đang hướng tới chính là sản xuất phụ gia từ thực vật để có mức tăng trưởng cao nhưng vẫn an toàn cho người sử dụng” Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT đã chia sẻ trong chương trình giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam.
Chương trình diễn ra vào ngày 24 tháng 5 tại FLC Hạ Long (Quảng Ninh) với có sự tham dự của đại diện Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, Viện Công nghệ Thực phẩm, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cùng nhiều đại diện của các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên khắp cả nước. Đặc biệt chương trình có kết nối với GS,TS In Ho Kim, Đại học Dankook Hàn Quốc, người có nhiều nghiên cứu về tác dụng của sâm Báo trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi.
Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục chăn nuôi – Bộ NN&PTNT phát biểu tại chương trình
Trong bài phát biểu, ông Dương Tất Thắng đã cho biết: “Trong suốt 3 năm dịch bệnh Covid khó khăn, ngành chăn nuôi đã có những ảnh hưởng lớn. Tuy nhiên, toàn ngành vẫn có những bước tiến quan trọng, tăng trưởng tương đối cao, chiếm 25,2% GDP trong ngành nông nghiệp, đảm bảo sinh kế cho 10 triệu hộ dân liên quan tới ngành chăn nuôi. Hiện nay, về hệ thống văn bản pháp luật, chúng ta đã hoàn thiện bộ văn bản quy phạm pháp luật, 2 nghị định của Chính phủ, 4 thông tư chuyên ngành. Bộ Nông nghiệp và Cục chăn nuôi đang tham mưu cho Chính phủ xây dựng 5 đề án phát triển chăn nuôi bao gồm: giống, thức ăn, phát triển môi trường, khoa học công nghệ, chế biến giết mổ, để hướng đến đảm bảo tăng trưởng bền vững cho chăn nuôi và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng”. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam đang được khuyến khích và được ngành nông nghiệp hết sức quan tâm.
Thực tế, ngành chăn nuôi chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chăn nuôi Việt Nam lại phụ thuộc rất nhiều vào nước ngoài. Bằng chứng, hơn 65% nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi hàng năm được nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy là nước đi lên từ nông nghiệp, nhưng Việt Nam lại chưa nắm giữ những công nghệ sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi, mà hoàn toàn nhập khẩu 100% từ nước ngoài, trong khi nguồn cung nguyên liệu trong nước rất dồi dào phong phú và đa dạng.
Từ ngày 1/1/2006 thuốc kháng sinh được xem là chất kích thích tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi đã bị cấm ở Liên minh châu Âu. Và Việt Nam chúng ta cũng đã và đang có lộ trình rõ ràng về việc giảm sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên, việc loại bỏ các thuốc kháng sinh là một thách thức, bởi các chất thay thế phải đảm bảo được năng suất vật nuôi cũng như khả năng phòng bệnh. Ngoài ra, xu hướng sử dụng phụ gia chiết xuất thực vật đã gia tăng năng suất chăn nuôi, ngày càng được quan tâm và đi vào chuyên sâu.
Việc nghiên cứu sản xuất những phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam đang được ngành nông nghiệp đặc biệt quan tâm
Là quốc gia duy nhất ở Châu Á, năm 2011, Hàn Quốc cũng áp dụng việc không sử dụng thuốc kháng sinh vào chăn nuôi. Giáo sư In Ho Kim đã chia sẻ cùng chương trình những nghiên cứu cùng các sinh viên đến từ đại học Dankook Hàn Quốc, những phân tích tác dụng của Sâm báo trong sản xuất phụ gia thức ăn cho chăn nuôi – và đã cho kết quả tương đối khả quan trong việc tăng trưởng cho gia súc gia cầm, và không gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Trong năm 2021, Việt Nam nhập khẩu khoảng gần 700.000 tấn phụ gia và thức ăn bổ sung, với giá trị khoảng hơn 1 tỷ USD (không bao gồm thuốc kháng sinh các loại) Và riêng về vitamin, axit amin, khoáng, và phụ gia chúng ta chưa có công nghệ sản xuất, và hiện đang phụ thuộc nhiều từ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu và châu Mỹ. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu chính do chi phí giá thành rẻ và là nước ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu.
Xuất phát từ thực tế này, Công ty Cổ phần TVONE Việt Nam là công ty tiên phong tại Việt Nam trong việc sản xuất nội địa hoá phụ gia thức ăn chăn nuôi từ tách chiết thực vật với trên 95% từ nguyên liệu thảo dược trong nước như: sâm báo, sâm đương quy, atiso, củ dền, tầm bóp, bồ công anh, cỏ lào, cỏ mực, cùng hơn 20 loại tinh dầu các loại. Với khát vọng hướng đến ngành nông nghiệp không thuốc kháng sinh và hóa chất, phát triển nông nghiệp hữu cơ tự chủ về công nghệ nhằm cung ứng những giải pháp tốt nhất cho ngành công nghiệp chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam và khu vực cùng sứ mệnh “Mang giải pháp thiên nhiên cho người chăn nuôi, sự an toàn cho cộng đồng”.
Đại diện Cục chăn nuôi và các nhà khoa học đầu ngành quan tâm tới những sản phẩm phụ gia được chiết xuất từ thực vật.
TVONE đã liên kết hợp tác và quy hoạch vùng trồng, giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này giúp bà con nông dân giải quyết được bài toán về đầu ra, và đồng thời giúp giải quyết các vấn đề bỏ hoang đất trồng của nhiều khu vực, giúp người nông dân có thêm thu nhập và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, với quy trình sản xuất chuyên nghiệp và 100% hệ thống thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, TVOne Việt Nam tự tin khẳng định thương hiệu trên thị trường. Công ty đang sở hữu nhà máy đặc biệt tân tiến và hiện đại bậc nhất đầu tiên tại Việt Nam và khu vực, sử dụng công nghệ tách chiết thực vật với các hoạt chất đơn, để sản xuất phụ gia nhằm thay thế thuốc kháng sinh và gia tăng năng suất trong chăn nuôi với tiêu chuẩn cao nhất, phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn và trại chăn nuôi trong và ngoài nước.
Bên cạnh lợi thế về nguồn nguyên liệu trong nước, hệ thống sản xuất đặc biệt tân tiến, để có được những nghiên cứu mang tính đột phá, TVOne Việt Nam đã phối kết hợp cùng các Viện nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia, cố vấn trong và ngoài nước. để tìm ra những hoạt chất phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Đại diện TVONE cùng các chuyên gia, nhà khoa học kết hợp nghiên cứu việc sản xuất phụ gia từ thực vật
Hi vọng rằng, TVONE sẽ có những hướng đi mang tính đột phá về ngành sản xuất phụ gia từ thực vật của Việt Nam, có tiềm năng phát triển và góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững và cải thiện đời sống của mỗi người dân Việt nam và của cả toàn xã hội.
Nguyễn Thắng