Việc ứng dụng sâm Báo, tinh dầu và chiết xuất thực vật trong sản xuất phụ gia là một hướng đi đột phá, táo bạo và mới mẻ giúp ngành thức ăn chăn nuôi chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chăn nuôi và tạo sinh kế bền vững cho người trồng dược liệu.
Chiều ngày 24/5/2022, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần TVOne đã tổ chức thành công chương trình Thông cáo thông tin “Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam”.
Toàn cảnh chương trình thông cáo thông tin “Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam”, do TVOne tổ chức (Ảnh: Hà Ngân)
Tham dự chương trình có lãnh đạo Cục Chăn nuôi: ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng; Viện Chăn nuôi: ông Phạm Doãn Lân – Viện Phó; Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội gia cầm Việt Nam; Hiệp hội Nông nghiệp số; Học viện Nông nghiệp Việt Nam; đại diện các nhà máy thức ăn chăn nuôi, các nhà khoa học trong và ngoài nước; cũng như toàn bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty TVOne Việt Nam.
Chương trình đã giới thiệu và chia sẻ về những đột phá trong việc ứng dụng sâm Báo, tinh dầu và chiết xuất thực vật trong sản xuất phụ gia (hay còn gọi là thức ăn bổ sung) cho vật nuôi; cùng với đó, cho ra mắt bộ sản phẩm chiết xuất thực vật kết hợp với tinh dầu chia thành gồm 2 nhóm chính đó là gia tăng năng suất và thay thế kháng sinh.
Ông Nguyễn Đức Phương – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam phát biểu khai mạc chương trình (Ảnh: TVOne)
Phát biểu tại chương trình, ông Nguyễn Đức Phương – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam cho biết, kháng kháng sinh và ung thư hiện đang trở thành 1 trong những vấn đề “nóng” cần được cả thể giới quan tâm và cần phải có những hành động để từng bước thay đổi.
Bởi lẽ, toàn thế giới, ước tính có khoảng 19,3 triệu trường hợp ung thư mới. Tại Việt Nam, năm 2020 chúng ta có gần 200 nghìn ca mắc mới và hơn 120.000 ca tử vong do ung thư.
Kháng kháng sinh cũng là vấn đề nan giải khi có 700.000 người tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Con số này có thể tăng lên đến 10 triệu người vào năm 2050. Việt Nam đang được xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới, với 33% người bệnh bị kháng thuốc. 75% lượng kháng sinh tại Việt Nam được dùng trong nông nghiệp.
Cũng theo ông Nguyễn Đức Phương, năm 2021, Việt Nam phải nhập khẩu gần 700. 000 tấn thức ăn bổ sung, với giá trị khoảng hơn 1 tỷ USD. Vitamin, axit amin, khoáng, và phụ gia là chúng ta chưa có công nghệ sản xuất, và hiện đang phụ thuộc nhiều từ Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu và Mỹ.
“Xuất phát từ thực tế này, Công ty Cổ phần TVONE Việt Nam có khát vọng hướng đến ngành nông nghiệp không kháng sinh và hóa chất, nông nghiệp hữu cơ, tự chủ về công nghệ nhằm cung ứng những giải pháp tốt nhất cho ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam và khu vực, với sứ mệnh “Mang giải pháp thiên nhiên cho người chăn nuôi, sự an toàn cho cộng đồng.”
TVOne Việt Nam tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc sản xuất nội địa hoá phụ gia thức ăn chăn nuôi từ tách chiết thực vật với trên 95% từ nguyên liệu thảo dược trong nước như sâm Báo, sâm Đương Quy, atiso, củ dền, tầm bóp, bồ công anh, cỏ lào, cỏ mực, cùng hơn 20 loại tinh dầu các loại …). Chúng tôi đã liên kết hợp tác và quy hoạch vùng trồng, giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này giúp bà con nông dân giải quyết được bài toán về đầu ra, giải quyết các vấn đề bỏ hoang đất trồng và giúp họ có thêm thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống.
Đặc biệt, với quy trình sản xuất chuyên nghiệp và 100% hệ thống thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, TVOne Việt Nam tự tin khẳng định thương hiệu trên thị trường. Công ty đang sở hữu nhà máy đặc biệt tiên tiến và hiện đại bậc nhất đầu tiên tại Việt Nam và khu vực, sử dụng công nghệ tách chiết thực vật với các hoạt chất đơn, để sản xuất phụ gia nhằm thay thế thuốc kháng sinh và gia tăng năng suất trong chăn nuôi với tiêu chuẩn cao nhất, phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn và trại chăn nuôi trong và ngoài nước.
Ông Dương Tất Thắng – Cục trưởng Cục Chăn nuôi phát biểu tại chương trình (Ảnh: Hà Ngân)
Phát biểu tại chương trình, ông Dương Tất Thắng, Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, nước ta hiện có khoảng 225 cơ sở sản xuất thức ăn bổ sung (phụ gia). Thức ăn bổ sung tỉ trọng chiếm không lớn trong thức ăn công nghiệp nhưng vai trò đóng góp về chất lượng. Bước sang năm 2022 với nhiều bất ổn của tình hình chiến sự tại Uraine đã khiến cho giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như lúa mỳ, ngô, đậu tương…tăng phi mã. Vì vậy, việc nghiên cứu sản phẩm mới để tăng năng suất chăn nuôi, tăng sức cạnh tranh, giảm việc phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bên ngoài là cấp thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm và phát triển chăn nuôi hội nhập quốc tế.
Ông Dương Tất Thắng cũng cho biết thêm, Luật chăn nuôi quy định đến 31/12/2025 cấm hoàn toàn sử dụng kháng sinh để phòng bệnh, trước đó, việc sử dụng kháng sinh kích thích tăng trưởng đã được cấm. Vì vậy, việc nghiên cứu các chất thay thế kháng sinh trong chăn nuôi có vai trò cực kỳ quan trọng.
Việt Nam là nước có địa hình và thổ nhưỡng đã dạng, có hơn 4000 loại cây thuốc, trên 50 tảo biển và nhiều loại dược liệu nổi tiếng được thế giới công nhận như hồi, quế, atiso… Sản lượng dược liệu được trồng tại Việt Nam ước tính trên 100.000 tấn/năm.
“Vì vậy, tôi rất vui mừng khi được có mặt ở chương trình thông cáo thông tin giải pháp đột phá phụ gia từ chiết xuất thực vật của Công ty TVOne. Đây là hướng đi phù hợp với chiến lược của ngành, phù hợp thực tiễn sản xuất, đáp ứng yêu cầu của Luật Chăn nuôi, nghị định của Chính phủ. Việc nghiên cứu các sản phẩm thảo dược làm phụ gia thức ăn chăn nuôi không hướng đi quan trọng tạo sinh kế cho người nông dân trồng cây dược liệu, mà còn giúp người chăn nuôi nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm chăn nuôi.
“Hi vọng ngày càng có nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đầu tư, nghiên cứu, tạo ra sản phẩm, quy trình tốt để giúp ngành chăn nuôi bền vững, gia tăng giá trị cho ngành”, ông Dương Tất Thắng khẳng định.
“Bên cạnh lợi thế về nguồn nguyên liệu trong nước, hệ thống sản xuất đặc biệt tân tiến, để có được những nghiên cứu mang tính đột phá, TVOne Việt Nam đã phối kết hợp cùng các Viện nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia, cố vấn trong và ngoài nước. để tìm ra những hoạt chất phù hợp, đem lại hiệu quả cao”, ông Nguyễn Đức Phương nhấn mạnh.
GS.TS In Ho Kim, Đại học Dankook Hàn Quốc (Ảnh chụp màn hình)
Còn GS.TS In Ho Kim, Đại học Dankook Hàn Quốc trong bài trình bày “Phân tích tác dụng của sâm Báo trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi” đã chia sẻ, kháng kháng sinh cũng là một vấn đề nan giải đối với con người khi tình trạng này có xu hướng gia tăng đã làm tăng tỷ lệ tử vong trên toàn cầu và tăng chi phí y tế. Bởi vậy, ngày nay các chuyên dinh dưỡng đã lựa chọn nhiều nguyên liệu thay thế kháng sinh, trong đó đáng chú ý là phụ gia thực vật (Phytogenics) như: tannin, saponin, các loại tinh dầu và Flavonoid đang được sử dụng phổ biến. Các thành phần của phụ gia thực vật rất tiềm năng trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Chúng có mùi, có vị mạnh và tác dụng dược lý quan trọng: có khả năng cái thiện chất dinh dưỡng, kích hoạt enzyme, chống oxy hóa, chống viêm…
Họ nhà sâm (trong đó có sâm báo) lâu nay từ nhiều thế kỷ được sử dụng nhiều ở các nước châu Á. Sâm phân bố ở nước như Việt Nam, Hàn Quốc, Nga.. Sâm được sử dụng nhiều trên người bởi trong sâm có thành phần saponin và các thành phần khác giúp con chống mệt mỏi, thúc đẩy chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch…
GS.TS In Ho Kim cho biết, sâm tốt cho người mà còn tốt cho các loại động vật. Thí nghiệm của ông và cộng sự cho thấy, gà đẻ trứng ăn sâm giảm cholesteron và glycerid trong huyết thanh; năng suất trứng tăng lên ở tuần thứ 27 (kết quả do hoạt động kích thích miễn dịch, bảo vệ gan và chống oxy hóa của sâm). Khi sử dụng sâm với liều lượng 0,1% sâm có thể nâng cao năng suất gà thịt.
Trên heo cai sữa, khi ăn sâm thì mùi hôi trong trang trại giảm hẳn, vi khuẩn E.Coli trong phân giảm đáng kể. Lượng thức ăn hàng ngày heo ăn vào thấp so với nhóm đối chứng nhưng mức tăng trọng lượng trung bình cao hơn.
Bổ sung sâm vào thành phần thức ăn của heo thịt cho thấy, cải thiện đáng kể tiêu hóa thức ăn, các chất dinh dưỡng cần ít hơn để tăng trưởng nhưng chất lượng thịt được cải thiện đáng kể, giảm hao hụt nhỏ giọt và tăng cơ ở vòng cổ.
Ông Trần Trung Kiên – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Công ty Cổ phần dinh dưỡng Việt Nhật (Ảnh: Hà Ngân)
Ông Nguyễn Đăng Ngọc – Giám đốc Dinh dưỡng Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Việt Nhật (Viet Nhat Group) đánh giá cao TVOne Việt Nam đánh giá đã mạnh dạn nghiên cứu, làm chủ công nghệ để làm chủ công nghệ tách chiết thực vật và 95% sử dụng nguyên liệu trong nước. Đây là sự kiện mang tính đột phá với ngành phụ gia thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam.
“Chúng tôi tin tưởng rằng việc làm chủ công nghệ và nguyên liệu này rõ ràng hơn về cơ chế, rõ ràng hiệu quả, làm cho chúng ta có thể chi phí tốt hơn, áp dụng nhiều hơn trong việc sản xuất thức ăn chăn nuôi. Viet Nhat Group cam kết đồng hành với TVOne Group trong việc ứng dụng các sản phẩm phụ gia tách chiết từ thực vật vào chăn nuôi. Hiện tại với quy mô 500.000 gà thịt của Viet Nhat Group đang kết hợp với TVOne sử dụng chiết xuất thực vật. Một thời gian ngắn nữa chúng tôi có kết quả ra thị trường, để công bố với đồng nghiệp, để tự tin hơn trong việc sử dụng sản phẩm chiết xuất từ thực vật hơn; cũng như cung cấp sản phẩm sạch, an toàn đến người tiêu dùng”, ông Nguyễn Đăng Ngọc nhấn mạnh.
Một số hình ảnh khác tại chương trình:
PGS.TS Trần Quốc Toàn (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Chia sẻ về tinh dầu, ứng dụng trong sản xuất phụ gia TĂCN ( Ảnh: Hà Ngân)
TS.Nguyễn Thành Dương ((Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam): Chia sẻ về chiết xuất thực vât: fenugreek, atiso đỏ, atiso trắng, củ dền ( Ảnh: Hà Ngân)
Phần hỏi đáp của chương trình, nhiều lãnh đạo cấp cao của các nhà máy thức ăn chăn nuôi đã có những câu hỏi về các sản phẩm chiết xuất từ thực vật của TVOne và được lãnh đạo công ty giải đáp cặn kẽ (Ảnh: Hà Ngân)
PGS. TS Phạm Kim Đăng – Trưởng Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam với nhiều câu hỏi hay với ban lãnh đạo Công ty và các nhà khoa học Hàn Quốc (Ảnh: TVOne)
Ông Nguyễn Quốc Toán – Chủ tịch HĐQT TVOne chia sẻ với chương trình về những khó khăn mà Công ty gặp phải và giải đáp các thắc mắc của khách hàng về các sản phẩm của công ty (Ảnh: TVOne)
Ban tổ chức chương trình tặng hoa cho các nhà khoa học và lãnh đạo doanh nghiệp trình bày tại chương trình (Ảnh: TVOne)
Các khách mời tham dự chương trình quan tâm đến bộ sản phẩm mới của TVOne (Ảnh: TVOne)
Các đại biểu tham gia chương trình chụp ảnh lưu niệm
Hà Ngân
Bộ sản phẩm chiết xuất từ thực vật của TVOne
Bộ sản phẩm chiết xuất từ thực vật của TVOne bao gồm: Garpil tăng năng suất và chất lượng thịt ức ở gia cầm; Ramil – GP tăng cơ, giảm mỡ, thịt đỏ hơn tránh trình trạng PSE, tăng chất lượng thịt heo; Familk tăng cường sản xuất sữa, nâng cao chất lượng sữa ở heo nái trong thời kỳ cho con bú ; Garin F tăng lứa đẻ, tăng độ đồng đều và khả năng sống sót của heo con; Gifzoma tăng số lượng và chất lượng trứng, kéo dài thời gian đẻ trứng trên gia cầm; Gapico kiểm soát cân bằng tiêu hóa ở heo con, thay thế hoàn toàn thuốc kháng sinh; Gacino kiểm soát viêm ruột hoại tử trên gia cầm; Gapcor kiểm soát cầu trùng trên gia cầm.