Loading...
Tin tức  Báo chí viết về chúng tôi

[Hội chăn nuôi Việt Nam] Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: đúng cách, trách nhiệm

Việc phát minh ra kháng sinh vào năm 1928 là một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn tới hiện tượng kháng kháng sinh đã, đang và sẽ đe dọa sức khỏe, sự phát triển toàn cầu. Đã đến lúc, việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi cần được nhìn nhận nghiêm túc, trách nhiệm, vì sự tồn vong của chính ngành chăn nuôi Việt Nam và toàn xã hội.

Lạm dụng kháng sinh, nhân loại sẽ tự đẩy mình vào thảm họa!


Vai trò của kháng sinh đối với sức khỏe vật nuôi đó là đảm bảo phúc lợi động vật vì kháng sinh giúp phòng và trị những căn bệnh do vi khuẩn gây ra đau đớn và tử vong cho vật nuôi; đảm bảo sự bền vững, giúp đảm bảo an toàn cho con người, vì vật nuôi khỏe mạnh là bước quan trọng đầu tiên để có nguồn thực phẩm an toàn hoặc những thú cưng an toàn.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh tronng chăn nuôi đó là chẩn đoán đúng bệnh; dùng đúng thuốc; sử dụng đúng liều lượng kháng sinh; dùng đúng liệu trình; dùng liều từ cao xuống thấp. Bên những mặt lợi, có những mặt hại như: àm mất cân bằng sinh học của hệ vi sinh vật đường tiêu hoá; diệt vi trùng gây bệnh, đồng thời làm đảo lộn khả năng phòng vệ của cơ thể, rối loạn khả năng sản sinh miễn dịch của cơ thể; tăng phản ứng quá mẫn của cơ thể: shock quá mẫn, dị ứng nổi mày đay, ban, đỏ da; một số tai biến về thận; liệt cơ vân, ức chế hô hấp, ảnh hưởng tới cơ xương, ức chế hô hấp, hệ tuần hoàn và hoạt động của thần kinh. Đặc biệt, khi lạm dụng kháng sinh sẽ dẫn tới tình trạng kháng kháng sinh.

Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tính, Bộ Môn Dược thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên:  Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với một hay nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó.

Ông khẳng định, vi khuẩn rất thông minh trong việc lan truyền tính kháng kháng sinh, nếu để vi khuẩn tự do làm việc này hay thậm chí thôi thúc chúng làm việc đó bằng việc lạm dụng kháng sinh, nhân loại sẽ tự đẩy mình vào thảm họa.
 

Báo động về tình trạng kháng kháng sinh

Theo WHO, thống kê có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên chúng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ. Tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong đó Việt Nam được xếp vào “một trong những nước có tỷ kệ kháng kháng sinh cao nhất trên thế giới”.

Theo tài liệu của Cục Chăn nuôi, kết quả nghiên cứu của Chương trình Giám sát kháng kháng sinh trên lợn và gà ở Việt Nam năm 2017 cho biết: Vi khuẩn phân lập được ở gà có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn so với ở lợn; ESBL của Salmonella thường thấy ở gà. Sự kháng thuốc kháng sinh xảy ra đối với một số loại kháng sinh quan trọng khuyến cáo bởi WHO đã được phát hiện thấy cả trên gà và lợn. Mức kháng kháng sinh là thấp đối với nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 (ceftiofur, cefotaxime, ceftaxidime). Mức kháng kháng sinh cao đối với các kháng sinh thường được sử dụng trong chăn nuôi gà và lợn (tetracycline, sulphamethoxazole, trimethoprim).

Theo Bộ NN&PTNT, kháng kháng sinh đang là vấn đề đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Các cơ chế kháng thuốc mới đang xuất hiện, sự di chuyển của con người và giao thương hàng hóa quốc tế thuận lợi là một trong những nguyên nhân làm lan truyền và gia tăng vi sinh vật kháng kháng sinh trên toàn quốc.

Bàn về nguyên nhân của kháng kháng sinh, theo PGS.TS Nguyễn Quang Tính, người chăn nuôi trị bệnh cho vật nuôi theo kinh nghiệm, liều dùng thường gấp 2 (thậm chí gấp 3) lần liều dùng hướng dẫn, vì không tin vào chất lượng của kháng sinh (các nhà sản xuất thường công bố hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm cao hơn thực tế). Người bán hàng thường khuyên khách hàng sử dụng kháng sinh cao hơn liều hướng dẫn với quan niệm liều cao thì khỏi nhanh. Cùng với đó, người chăn nuôi thường thay kháng sinh khác trong điều trị bệnh nếu sau 2-3 ngày không thấy thuyên giảm; sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh, dùng kháng sinh của người cho lợn và ưa thích sử dụng kháng sinh phổ rộng. Hoặc người chăn nuôi sử dụng kháng sinh với mục đích phòng, trị bệnh bằng cách trộn khasnng sinh với thức ăn để phòng bệnh cho lợn (3-5 ngày/tháng).
 

Hậu họa đủ đường…

Hiện tượng kháng kháng sinh dẫn đến việc điều trị các bệnh truyền nhiễm thông thường không hiệu quả, kéo dài thời gian điều trị, tăng tỷ lệ thương tật, thậm chí tử vong. Vi sinh vật kháng kháng sinh làm ảnh hưởng đến đến tính bền vững của hệ thống sản xuất lương thực, thực phẩm làm ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe và đời sống của người dân.

WHO dự báo vào khoảng năm 2050, mỗi năm kháng kháng sinh có thể cướp đi sinh mạng của 10 triệu người, tương đương cứ tần suất cứ 3 giây lại có mọt người chết do vi khuẩn kháng thuốc gây nên, lớn hơn số bệnh nhân ung thư hiện nay.

Tình trạng kháng kháng sinh đã làm tăng chi phí chăm sóc sức khỏe cho con người, vật nuôi, là gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chính vì vậy mà WHO đưa ra khẩu hiệu: “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa”, để kêu gọi các quốc gia cùng chung tay phòng, chống kháng kháng sinh.

Ở một góc nhìn khác khi mà ngành chăn nuôi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng, TS Nguyễn Xuân Dương cho rằng, kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi là vấn đề lớn, quan trọng, không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới. Các nước EU, Hàn Quốc, Nhật Bản đã làm trước và làm rất kĩ. Chúng ta phải quan tâm việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, vì rõ ràng nó liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm và hội nhập. Trước kia, người tiêu dùng chỉ có thể lựa chọn các sản phẩm chăn nuôi trong nước để ăn uống, nhưng hiện nay thịt nhập khẩu, bao gồm thịt trâu, bò, lợn, gà đã vào nước ta rất mạnh. Người tiêu dùng sẽ so sánh, lựa chọn giữa thực phẩm an toàn và không an toàn.

“Nếu kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi không tốt sẽ dẫn tới tồn dư kháng sinh; nhờn kháng sinh trong điều trị, không chỉ vật nuôi mà ở trên con người; ảnh hưởng an toàn vệ sinh thực phẩm và sức khỏe người tiêu dùng; giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi Việt Nam với các sản phẩm nhập ngoại được kiểm soát kháng sinh tốt hơn”, TS Nguyễn Xuân Dương nhấn mạnh.

Tháng 5 năm 2015, các thành viên của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đã thông qua một nghị quyết về kháng thuốc vào tháng 6 năm 2015, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO) cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự về kháng thuốc. Do đó, ba tổ chức này (WHO – FAO – OIE) đã và đang làm việc cùng nhau theo phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe”.

Hưởng ứng lời kêu gọi của WHO, Việt Nam ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013-2020 (Quyết định số 2174/QĐ-BYT ngày 21/6/2013). Năm 2017, căn cứ vào nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng thuốc giai đoạn 2013 đến năm 2020 nêu trên, vận dụng phương pháp tiếp cận “Một sức khỏe”, Bộ NN&PTNT đã ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020”.

Căn cứ vào kết quả đã đạt được, những khó khăn và thuận lợi khi triển khai “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng kháng sinh trong sản xuất chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2017-2020, Bộ NN&PTNT xây dựng “Kế hoạch Phòng chống kháng kháng sinh trong lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2025” để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ phòng chống kháng kháng sinh trong nông nghiệp.

TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: Kiểm soát kháng sinh là nhiệm vụ quan trọng, tổng thể, toàn diện
 
Kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi là nhiệm vụ quan trọng, tổng thể, toàn diện cần sự phối hợp toàn diện giữa ngành chăn nuôi, thú y, y tế. Đặc biệt cần chú ý trong quản lí thức ăn chăn nuôi, vì sử dụng trường kì nguy hiểm.

Người chăn nuôi muốn tồn tại lâu dài, bền vững thì phải kiểm soát vấn đề kháng sinh; nếu sử dụng bừa bãi sẽ tạo ra sản phẩm tồn dư kháng sinh, chính người tiêu dùng quay lưng đi. Trong chăn nuôi cần sử dụng kháng sinh đúng loại, đúng liều, đúng quy trình; trong điều trị phải kiểm soát, có kê đơn của bác sĩ thú y, không tùy tiện đi mua về để dùng, vì chính bản thân, vì sự tồn tại của ngành chăn nuôi và trách nhiệm cộng đồng. Đặc biệt, người chăn nuôi cần lưu được hồ sơ, ghi chép lại các kháng sinh đã sử dụng và vắc xin, hướng đến sử dụng các chế phẩm thảo dược, sinh học và áp dụng quy trình an toàn sinh học để vật nuôi hạn chế dịch bệnh.

TS PHẠM ĐỨC PHÚC, VIỆN TRƯỞNG VIỆN SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG: Sử dụng kháng sinh đúng cách, có trách nhiệm sẽ giúp phát triển chăn nuôi, thủy sản bền vững
 
Ngược lại, nếu lạm dụng, sử dụng sai cách thì hệ lụy sẽ rất lớn, nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới giống nòi con người, suy kiệt giống vật nuôi. Một nút thắt hiện nay là chăn nuôi, thủy sản mang lại giá trị kinh tế lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập, sinh kế của doanh nghiệp, trang trại, người dân. Vì vậy, nhiều người chăn nuôi đã biết đến những quy định, nhưng vẫn làm sai. Để giải bài toán này, phải phối hợp đồng bộ nhiều giải pháp, đi từng bước chắc chắn. Trong đó, trước hết, cần tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nhận thức cho cán bộ quản lý, chuyên môn các cấp; tăng cường thông tin, tuyên truyền để đưa các quy định, hướng dẫn tới từng người người chăn nuôi.

PGS.TS NGUYỄN QUANG TÍNH, TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN: Người tiêu dùng cần ủng hộ các sản phẩm an toàn
 
Để hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam cần sự vào cuộc của toàn xã hội, trước hết phải giáo dục đạo đức, hiểu biết cũng như trách nhiệm với xã hội của người chăn nuôi, người sản xuất, kinh doanh thuốc và cán bộ thực thi giám sát thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Người tiêu dùng cần lên tiếng tẩy chay sản phẩm không an toàn và ủng hộ sản phẩm uy tín, chất lượng đảm bảo rõ ràng về truy xuất nguồn gốc; tiếp cận quản lý từ gốc, theo chuỗi, giám sát từ đầu vào, quá trình chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh thực phẩm.

Cùng với đó, cần chọn lựa, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi như các hợp chất như acid hữu cơ, phytogentics, probiotics, chất xơ không hòa tan, prebiotics (chất xơ hòa tan) hoặc các giải pháp khác như bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể, sử dụng enzyme, sử dụng kháng sinh thảo dược, vi sinh..

ÔNG NGUYỄN ĐỨC PHƯƠNG, TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CỔ PHẦN TVONE VIỆT NAM:  Hướng đến nông nghiệp không kháng sinh và hóa chất bằng phụ gia thảo dược
 
TVONE Việt Nam có khát vọng hướng đến ngành nông nghiệp không kháng sinh và hóa chất, nông nghiệp hữu cơ, tự chủ về công nghệ nhằm cung ứng những giải pháp tốt nhất cho ngành chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam và khu vực, với sứ mệnh “Mang giải pháp thiên nhiên cho người chăn nuôi, sự an toàn cho cộng đồng.” TVOne Việt Nam tiên phong tại Việt Nam trong việc sản xuất nội địa hoá phụ gia thức ăn chăn nuôi từ tách chiết thực vật với trên 95% từ nguyên liệu thảo dược trong nước như sâm Báo, sâm Đương Quy, atiso, củ dền, tầm bóp, bồ công anh, cỏ lào, cỏ mực, cùng hơn 20 loại tinh dầu các loại …).

Đặc biệt, với quy trình sản xuất chuyên nghiệp và 100% hệ thống thiết bị máy móc hiện đại được nhập khẩu từ châu Âu, TVOne Việt Nam tự tin khẳng định thương hiệu trên thị trường. Công ty đang sở hữu nhà máy đặc biệt tiên tiến và hiện đại bậc nhất đầu tiên tại Việt Nam và khu vực, sử dụng công nghệ tách chiết thực vật với các hoạt chất đơn, để sản xuất phụ gia nhằm thay thế thuốc kháng sinh và gia tăng năng suất trong chăn nuôi với tiêu chuẩn cao nhất, phục vụ các nhà máy sản xuất thức ăn và trại chăn nuôi trong và ngoài nước.
 
 
HÀ NGÂN ghi

Các tin khác

[TC Chăn nuôi Việt Nam] Tối ưu chi phí và năng lượng trong dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi

[TC Chăn nuôi Việt Nam] Tối ưu chi phí và năng lượng trong dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi

Chưa bao giờ ngành thức ăn chăn nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, khi mà giá các nguyên liệu thô, thức ăn bổ sung, chi phí ...
[Việt Nam hội nhập] Sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật - Giải pháp đột phá cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam

[Việt Nam hội nhập] Sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật - Giải pháp đột phá cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam

“Ngành chăn nuôi đang rất quan tâm tới những giải pháp mới thay thế cho các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là kháng sinh phòng bệnh ...
[Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

[Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

Chiều ngày 24/5/2022, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần TVOne đã tổ chức thành công chương trình Thông cáo thông tin “Giải pháp đột phá về sản xuất ...
[Dân Việt] Dùng sâm Báo, cây tầm bóp làm thức ăn nuôi lợn, nuôi gà, con nào cũng khỏe, nông dân có lời

[Dân Việt] Dùng sâm Báo, cây tầm bóp làm thức ăn nuôi lợn, nuôi gà, con nào cũng khỏe, nông dân có lời

Công ty CP TVOne Việt Nam là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi từ tách chiết thực vật với 98% từ ...
[Chăn Nuôi Việt Nam] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam

[Chăn Nuôi Việt Nam] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam

Việc ứng dụng sâm Báo, tinh dầu và chiết xuất thực vật trong sản xuất phụ gia là một hướng đi đột phá, táo bạo và mới mẻ giúp ngành thức ...
[Dân Trí] Nỗ lực tìm phụ gia thay thế kháng sinh phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi

[Dân Trí] Nỗ lực tìm phụ gia thay thế kháng sinh phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang rất quan tâm tới những giải pháp mới thay thế cho các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là kháng sinh phòng bệnh ...
[Người Chăn Nuôi] TVOne Việt Nam, giải pháp đột phá về sản phẩm phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

[Người Chăn Nuôi] TVOne Việt Nam, giải pháp đột phá về sản phẩm phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

Đây là nội dung Chương trình Thông cáo Thông tin của Công ty CP TVOne Việt Nam tổ chức chiều 24/5 tại Quảng Ninh. Tham dự có ông Dương Tất Thắng, ...