Loading...
Tin tức  Báo chí viết về chúng tôi

[TC Chăn nuôi Việt Nam] Tối ưu chi phí và năng lượng trong dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi

Chưa bao giờ ngành thức ăn chăn nuôi phải đối mặt với nhiều thách thức như hiện nay, khi mà giá các nguyên liệu thô, thức ăn bổ sung, chi phí vận tải… tăng lên chóng mặt, buộc phải tăng giá bán thức ăn thành phẩm. Song giá các sản phẩm chăn nuôi (thịt, trứng) lại giảm mạnh do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19… Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để các nhà dinh dưỡng thức ăn tìm tòi cải tiến công thức, tối ưu hóa chi phí, thay thế các nguyên liệu đắt đỏ để giúp hạ giá thành và nâng cao năng suất vật nuôi.
Đó là thông tin được đề cập trong hội thảo trực tuyến do công ty Cổ phần TVOne Việt Nam và Công ty TNHH Công nghệ sinh học Gendone Bắc Kinh tổ chức thành công, với chủ đề “Bí mật tối ưu chi phí protein và năng lượng trong dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi”. Tham dự hội thảo có gần 100 khách mời là các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi và một số cơ quan báo chí truyền thông.

Ban tổ chức hội thảo
 
Hội thảo đã mang đến những góc nhìn đa chiều và kiến thức mới nhất về dinh dưỡng thức ăn chăn nuôi nhằm giúp doanh nghiệp và người chăn nuôi đạt được năng suất và lợi nhuận tối đa.
 

Giá ngô, đậu tương tăng cao là động lực để tìm nguyên liệu thay thế


Tại hội thảo, đại diện công ty TVOne Việt Nam, bà Đào Thị Mỹ Hạnh chia sẻ tình hình cơ bản về chăn nuôi tại Việt Nam. Theo đó, 9 tháng đầu năm 2021, tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng trên 4,7 triệu tấn, trên 12 tỷ quả trứng và gần 900 ngàn tấn sữa; giá trị sản xuất lĩnh vực chăn nuôi ước tính tăng 4,2%.

Đến cuối tháng 9 đầu tháng 10/2021 tổng đàn lợn cả nước trên 28 triệu con; đàn gia cầm khoảng 523 triệu con; đàn bò gần 6,3 triệu con..

Tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (TACN) 9 tháng đầu năm 2021 đạt 16,7 triệu tấn, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó: TACN cho lợn 9,5 triệu tấn (tăng 30,3% so với cùng kỳ 2020), TACN cho gia cầm 6,5 triệu tấn (giảm 11,6% so với cùng kỳ 2020), TACN cho vật nuôi khác 670 nghìn tấn (tăng 21%).

Ông Chunchun Yang – Chuyên gia dinh dưỡng Công ty Gendone

Còn đại diện công ty Gendone, ông Chunchun Yang – Chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để chống biến đổi khí hậu, Trung Quốc có kế hoạch cắt giảm năng lượng từ nguồn tài nguyên không tái tạo như than đá, mức phát thải carbon dioxide cao nhất vào năm 2030, carbon trung tính vào tới năm 2060 (Trung Quốc); giá than tăng nên thiếu điện và các nhà máy hạn chế sản xuất. Những điều này dẫn đến giá giá nguyên liệu hóa chất và phụ gia thức ăn chăn nuôi tăng lên chóng mặt.

Ví dụ như như đối với hóa chất:  Axit phosphoric tăng 242,86% từ 5833,33 NDT (tháng 7) lên 20000 NDT (tháng 10); phospho vàng tăng 210% từ 19350 NDT lên 60 000 NDT (tháng 10). Đối với phụ gia thức ăn chăn nuôi, canxi hydrophosphat tăng từ 2000 NDT/tấn lên 3480NDT/tấn; lysine sulfat tăng từ 5500 NDT/tấn lên 9000 NDT/tấn.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, giá các sản phẩm chăn nuôi tại Trung Quốc lại giảm và người chăn nuôi bị lỗ. Người chăn nuôi lợn thịt bị lỗ đến 442 NDT/con; người chăn nuôi gia cầm lỗ 2,57 NDT /con; còn đối với gà đẻ trứng thì lợi nhuận chỉ đạt 0,62 nhân dân tệ/con. Nguyên nhân chính là nguyên liệu thức ăn chăn nuôi giá rất cao.

Mặt khác, để phục vụ cho ngành chăn nuôi, Trung Quốc nhập khẩu đậu tương mạnh mẽ, vượt 100 triệu tấn kể từ năm 2020. Song, thời gian gần đây, giá vận chuyển nguyên liệu thô tăng vọt trên toàn cầu đã khiến giá khô đậu và bã nành tăng cao, người chăn nuôi phải đối mặt với khó khăn chồng chất. Vì vậy, các nhà dinh dưỡng của đất nước tỷ dân đang cố gắng tìm ra những giải pháp thay thế ngô và đậu tương trong khẩu phần ăn, tiết giảm chi phí, giảm rủi ro cho nhà chăn nuôi.
 


Giảm ngô và bã nành trong công thức thức ăn như thế nào?


Ngô là loại ngũ cốc chính, chiếm 50% trong công thức thức ăn chăn nuôi truyền thống nhưng giá thành quá cao. Hai nguyên liệu gạo và lúa mỳ là ngũ cốc tiềm năng để thay thế. Vì vậy, ban chỉ đạo quốc gia về dinh dưỡng vật nuôi Trung Quốc đưa ra khuyến nghị trong thức ăn cho lợn: Có thể kết hợp cao lương 10-15%; bột sắn 10-20%, cám gạo 5-10%, lúa mạch thì có thể thay thế 100% ngô; bã cải ngọt 5-15% và axit amin có thể cắt giảm 5-15% việc sử dụng bã nành. Đây là công thức áp dụng cho vùng Trung Nam của Trung Quốc, có đặc điểm khí hậu tương đối giống Việt Nam.

Ông Chunchun Yang cũng đưa ra một số nguyên tắc chuẩn bị khẩu phần ăn đó là:

1, Xác định loại khẩu phần: Căn cứ vào tình hình cung cấp và giá cả thị trường của các nguyên liệu thay thế cho ngô và khô đậu tương, hãy cân bằng giữa giá và chất lượng thức ăn, lựa chọn nguyên liệu thức ăn phù hợp và xác định loại khẩu phần.

2, Đặt mức năng lượng hiệu quả của khẩu phần một cách hợp lý: Theo yêu cầu năng lượng thuần (đối với lợn), năng lượng chuyển hóa (đối với gà thịt và gà đẻ) của các loài vật khác nhau.

3, Xây dựng chế độ ăn ít protein dựa trên sinh khả dụng của các axit amin, nên sử dụng tỷ lệ tiêu hóa hồi tràng tiêu chuẩn của các axit amin.

4, Cân nhắc thích hợp đến sự cân bằng của các chất dinh dưỡng khác: Bao gồm nitơ năng lượng, cân bằng vitamin, nguyên tố vi lượng, cân bằng điện giải và những yếu tố khác. Và nguồn dinh dưỡng, như các loại thức ăn năng lượng và thức ăn protein.

5, Lựa chọn và sử dụng hợp lý các chế phẩm enzyme: Để đối phó với các chất kháng dinh dưỡng trong thức ăn thay thế, hãy chọn các chế phẩm enzyme phù hợp và sự kết hợp của chúng, chẳng hạn như phytase, xylanase, β-glucanase và các enzyme polysaccharide không tinh bột (NSP) khác.
 

Tác dụng tuyệt vời của Nutribuilder (GAA) với động vật

 

Tiếp tục chia sẻ, ông Chunchun Yang cho biết, bản chất của GAA là Axit amin, muối của chúng và nhóm chất tương tự; hàm lượng GAA  ≥ 96%, Granule; thời hạn sử dụng: 24 tháng.

Sử dụng 600 g NutriBuilder tương đương với 300 kg bột cá (xét về lượng creatine). Với mật độ tương tự như ngô và đậu tương, NutriBuilder có thể dễ dàng trộn với thức ăn chăn nuôi. NutriBuilder ở dạng hạt trắng chảy tự do, không có bụi, không đóng cục và chất lượng chế biến tốt.

Ông cho rằng việc quản lý tạp chất trong GAA có vai trò quan trọng đối với dinh dưỡng vật nuôi. Cụ thể: Cyanamide vượt quá 300 mg/kg trong các sản phẩm GAA có thể gây sụt cân, thiếu máu, suy giáp, lưng cong, run rẩy, lông xù, thịt lợn tiết dịch mềm nhợt nhạt (PSE), rối loạn thần kinh và thậm chí gây tử vong ở lợn và gia cầm.

Dicyandiamide ở liều trên 2000 mg/kg trong các sản phẩm GAA phân giải thành cyanide dạng khí trong dạ dày, gây ra và làm trầm trọng thêm các bệnh ND hô hấp cho động vật. Bên cạnh đó, dicyandiamide có vị đắng và ảnh hưởng đến lượng thức ăn.

Melamine ở liều trên 10 mg/kg trong sản phẩm GAA dễ dẫn đến giảm tiêu tốn thức ăn, sụt cân, sỏi bàng quang, đi tiểu ra máu, suy thận và giảm tỷ lệ sống của vật nuôi.

Dioxin rất khó phân hủy và tích tụ trong thịt. Những người ăn thịt này sẽ gặp các vấn đề về sức khỏe, bao gồm tổn thương chức năng sinh sản và các vấn đề về phát triển, tổn thương hệ thống miễn dịch và ung thư. Dioxin ở liều lượng trên 750 pg TEQ / kg trong các sản phẩm GAA cực kỳ có hại cho con người.

Vì vậy, với Gendone cung cấp sản phẩm GAA với chất lượng cao với hàm lượng GAA cao hơn, kiểm soát tạp chất chặt chẽ hơn.
Khi so sánh chất lượng thịt động vật khi sử dụng NutriBuilder có sự khác biệt rõ rệt với các hãng khác nhau: nếu sử dụng thương hiệu khác thì màu thịt lợn tái, nhão và chảy nước vì hàm lượng GAA kém, thì dùng NutriBuilder cho thịt lợn săn và màu sắc đỏ, đẹp hơn; cho gà ăn sản phẩm có hàm lượng GAA kém thì gà nhỏ, còi cọc, lông xù; còn sử dụng NutriBuilder thì dễ thấy gà to con, lông bóng mượt, nhanh nhẹn.

Khuyến nghị của ông Chunchun Yang khi sử dụng với lợn choai là 300-500g/tấn; tác dụng tăng trưởng hàng ngày thêm 60g; giảm 0.2% lượng thức ăn tiêu thụ và độ dày mỡ lưng; tăng phần trăm xuất chuồng và thịt nạc; tăng khả năng giữ nước và tăng chất lượng thịt; tiết kiệm năng lượng thuần (NE) 50-75 kcal/kg.

Đối với lợn nái, khuyến nghị: 600-1000g/tấn với tác dụng tăng tỉ lệ sống sót của heo con mỗi lứa thêm 0.2-1 lần; tăng khối lượng sơ sinh thêm 40-50g và khối lượng cơ thể lợn cai sữa trung bình thêm 200g; rút ngắn thời gian sinh đẻ và ngăn ngừa tiêu hao mỡ lưng; nâng cao tỷ lệ sống và giảm tỷ lệ tiêu chảy của lợn con.

Ngoài ra, ông Chunchun Yang cũng đưa ra những ứng dụng của GAA trên gia cầm, nếu dùng GAA trong suốt chu kỳ đẻ: 300-600g/tấn FCR có thể giảm 0,03-0,10; BWG: tăng 2-4%; sản lượng thịt xẻ: tăng 2-4%; thịt ức: tăng 20g/con; mỡ bụng: giảm 10-20%; tỷ lệ tử vong do stress nhiệt: giảm 50%.

Đối với con vật gây giống, khi sử dụng 800-1000g/tấn giúp tăng cường chất lượng tinh dịch và khả năng di chuyển của tinh trùng; cải thiện khả năng sinh sản và khả năng nở từ 5-10%; giảm tỷ lệ chết phôi; cải thiện hiệu suất của con cái.

Đại diện của Gendone cũng cho biết, NutriBuilder có khả năng thay thế bột cá, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm arginine. Cụ thể như sau:

Thay thế bột cá – đối với lợn: 600g/tấn NutriBuilder với 30 kg/tấn bã đậu nành tách vỏ có thể thay thế 30 kg/tấn bột cá ở heo cai sữa.

Tiết kiệm năng lượng – đối với lợn: Năng lượng thuần của dầu đậu nành là 7720 kcal/kg. 300g NutriBuilder trong chế độ ăn ít protein tương đương với 11,67 kg dầu đậu nành. 300g NutriBuilder trong chế độ ăn ít protein tương đương với 11,67 kg dầu đậu nành.

Tiết kiệm năng lượng – đối với gia cầm: 600g/tấn NutriBuilder có thể tiết kiệm 50-150 kcal/kg ME.

Tiết kiệm arginine: 600g NutriBuilder có thể tiết kiệm được 770g L-Arginine. 500g/tấn NutriBuilder có thể tăng protein thô lên thêm 0,11 trong thức ăn hỗn hợp.

Hình ảnh bao bì sản phẩm NutriBuilder
 
Tại phiên thảo luận, hội thảo đã nhận được rất nhiều những câu hỏi, thắc mắc của khách mời về sản phẩm NutriBuilder và được các diễn giả lí giải cặn kẽ. Cùng với đó, chương trình Hội thảo còn có phần Lucky draw, và giải thưởng là sản phẩm NutriBuilder, Minazel và đặc biệt 2 sản phẩm mới vô cùng ưu việt đến từ TVONE VIỆT NAM đó là:
 
 Ramil GP: Giảm mỡ, tăng nạc, đỏ thịt, chống tái nhão, mất nước, rút ngắn 5 – 7 ngày nuôi và tăng lên 2,5kg thịt trên cùng thời gian nuôi.

Pigred Plus: Giúp đỏ thịt, chống tái nhão mất nước, giúp da hồng, lông mượt. Sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam theo chương trình chuyển giao nội địa hóa 70% từ Châu Âu bằng nguồn dược liệu sẵn có tại Việt Nam như (Atichoke, Atiso đỏ, chiết xuất thực vật, và đặc biệt là sâm Báo nguyên chất được trồng tại dãy núi báo Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) và nhiều hoạt chất khác.

 
Hà Ngân
Về Gendone và TVOne Việt Nam

Gendone được thành lập năm 2004 với vai trò là công ty dinh dưỡng động vật. Năm 2014, NutriBuilder đã được phê duyệt làm phụ gia thức ăn cho gà. Sản phẩm GAA được bảo vệ trong dạ cỏ (CreBuilder®) đã được ra mắt. Gendone có trên 30 kỹ thuật viên, 5 tiến sĩ, 2 nền tảng khoa học và 1 nhóm chuyên gia do viện sĩ thành lập. Gendone đã có trên 26 bằng sáng chế, trên 30 dự án R&D dự án cộng tác và 3 sản phẩm mới. Vào ngày 29 tháng 4 năm 2021, Gendone và Evonik đã tổ chức lễ ký kết hợp tác tại Bắc Kinh, qua đó, Gendone tự hào đã trở thành nhà sản xuất GAA lớn nhất thế giới, nhà sản xuất đầu tiên tại Trung Quốc được cấp giấy chứng nhận GAA độc quyền.

TVOne Việt Nam là doanh nghiệp mang giải pháp thiên nhiên cho người chăn nuôi, sự an toàn cho cộng đồng. TVOne Việt Nam đã và đang nhận chuyển giao công nghệ từ Châu Âu để sản xuất tại Việt nam với tỉ lệ nội địa hóa lên 95% từ nguồn dược liệu sẵn có ở Việt Nam như (Atichoke, Atiso đỏ, chiết xuất thực vật, và đặc biệt là sâm Báo…) nhằm cung cấp đến các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi những giải pháp tốt nhất với chi phí hợp lý nhất .

Hiện nay, TVOne Việt Nam là nhà phân phối sản phẩm NutriBuilder tại Việt Nam. Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm về sản phẩm, vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN TVONE VIỆT NAM
Hotline: 0967 388 606
Email: contact@tvonevietnam.vn
Địa chỉ: 85 Xuân Quỳnh, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

 

Các tin khác

[Hội chăn nuôi Việt Nam] Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: đúng cách, trách nhiệm

[Hội chăn nuôi Việt Nam] Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: đúng cách, trách nhiệm

Việc phát minh ra kháng sinh vào năm 1928 là một thành tựu vĩ đại của nhân loại. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi dẫn tới hiện ...
[Việt Nam hội nhập] Sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật - Giải pháp đột phá cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam

[Việt Nam hội nhập] Sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật - Giải pháp đột phá cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam

“Ngành chăn nuôi đang rất quan tâm tới những giải pháp mới thay thế cho các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là kháng sinh phòng bệnh ...
[Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

[Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

Chiều ngày 24/5/2022, tại Hạ Long (Quảng Ninh), Công ty Cổ phần TVOne đã tổ chức thành công chương trình Thông cáo thông tin “Giải pháp đột phá về sản xuất ...
[Dân Việt] Dùng sâm Báo, cây tầm bóp làm thức ăn nuôi lợn, nuôi gà, con nào cũng khỏe, nông dân có lời

[Dân Việt] Dùng sâm Báo, cây tầm bóp làm thức ăn nuôi lợn, nuôi gà, con nào cũng khỏe, nông dân có lời

Công ty CP TVOne Việt Nam là đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong sản xuất phụ gia thức ăn chăn nuôi từ tách chiết thực vật với 98% từ ...
[Chăn Nuôi Việt Nam] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam

[Chăn Nuôi Việt Nam] Giải pháp đột phá về sản xuất phụ gia chiết xuất từ thực vật tại Việt Nam

Việc ứng dụng sâm Báo, tinh dầu và chiết xuất thực vật trong sản xuất phụ gia là một hướng đi đột phá, táo bạo và mới mẻ giúp ngành thức ...
[Dân Trí] Nỗ lực tìm phụ gia thay thế kháng sinh phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi

[Dân Trí] Nỗ lực tìm phụ gia thay thế kháng sinh phòng bệnh trong thức ăn chăn nuôi

Ngành chăn nuôi đang rất quan tâm tới những giải pháp mới thay thế cho các loại kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là kháng sinh phòng bệnh ...
[Người Chăn Nuôi] TVOne Việt Nam, giải pháp đột phá về sản phẩm phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

[Người Chăn Nuôi] TVOne Việt Nam, giải pháp đột phá về sản phẩm phụ gia từ chiết xuất thực vật tại Việt Nam

Đây là nội dung Chương trình Thông cáo Thông tin của Công ty CP TVOne Việt Nam tổ chức chiều 24/5 tại Quảng Ninh. Tham dự có ông Dương Tất Thắng, ...