Chiều ngày 18/6/2022, tại khách sạn Fortuna, Công ty Cổ phần TVOne Việt Nam đã tổ chức thành công chương trình Hội thảo “Giải pháp cắt giảm chi phí trong công thức thức ăn chăn nuôi - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc”.

Tham dự chương trình có Giáo sư In Ho Kim đến từ Đại học Dankook, Chuyên gia dinh dưỡng Kate M.Cornista từ tập đoàn Patent Co và đại diện các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên khắp cả nước, cùng các cơ quan truyền thông báo chí.
Chương trình giới thiệu về những phương pháp trong việc cắt giảm chi phí trong công thức thức ăn chăn nuôi đang được áp dụng hiệu quả tại Hàn Quốc – đất nước phát triển có nhiều thành tựu trong lĩnh vực. Đồng thời, vấn đề tối ưu hóa database trong nguyên liệu thô sẽ được chia sẻ tại chương trình bởi Chuyên gia dinh dưỡng đến từ châu Âu
Trong phần chia sẻ đầu tiên GS.TS In Ho Kim (Đại học Dankook Hàn Quốc) đã trình bày về các phương pháp, kinh nghiệm trong việc cắt giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.
GS.TS In Ho Kim, Đại học Dankook Hàn Quốc
Từ những nghiên cứu và đánh giá, giáo sư cho rằng việc chọn lọc nguyên liệu là một khâu vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới vấn đề chi phí. Thực tế, trên thị trường đang có khá nhiều các nguyên liệu có thể sử dụng để thay thế, ví dụ: đậu nành khô, huyết tương động vật khô dạng phun, bột huyết dạng sấy phun, bột cá, gluten lúa mì, ngô, lúa mạch và các nguyên liệu phụ từ thịt khác...
Giáo sư cũng nhận định: “Các thành phần thức ăn thay thế có xu hướng ít nhất quán về thành phần và có độ lệch chuẩn lớn hơn so với các nguồn carbohydrate và protein thực vật. Tuy nhiên, nếu một chuyên gia dinh dưỡng có thể tìm thấy một nguyên liệu nhất quán, chất lượng cao từ một nhà cung cấp nhất định, thì tỷ lệ bao gồm tự do trong công thức hơn có thể được sử dụng với mức độ tin cậy cao hơn".
Bên cạnh đó, để tối ưu được chi phí, các đơn vị sản xuất thức ăn cũng cần chú ý đến nguồn protein and carbohydrate cho heo, giảm CP và sự ảnh hưởng tới axit amin không thiết yếu, và phụ gia thức ăn (enzyme có giá trị matrix/thay thế whey protein).
Đặc biệt, giáo sư đã chia sẻ nhấn mạnh về giải pháp đặc biệt có thể giúp tối ưu chi phí và mang lại hiệu quả tối đa đó là việc sử dụng các giải pháp gia tăng năng suất từ chiết xuất thực vật (sâm, bụp giấm, artiso). Bộ ba sản phẩm gia tăng năng suất dành cho heo và gà: Garpil, Ramil GP và Pigred Plus, với các thành phần chính là sâm, bụp giấm, artiso, bộ sản phẩm đã tạo nên những khác biệt và mang lại hiệu quả đáng kể thông qua cơ chế tác dụng của Sâm báo và các loại thảo dược khác.
- RAMIL GP tăng quá trình hấp thu và chuyển hóa protein, hạn chế quá trình khử acid amin từ đó cải thiện chức năng của chu trình chuyển hóa năng lượng và protein, tạo cơ bắp đồng đều, giảm mỡ lưng đồng thời giúp thịt đỏ, đẹp hơn và tươi lâu hơn nhờ quá trình chống oxy hóa, chống tái nhão mất nước.
- PIGRED PLUS giúp heo da hồng, lông mượt, thịt đỏ đẹp tự nhiên, hạn chế tình trạng oxy hóa, stress ở vật nuôi từ đó tránh tái nhão, mất nước, nâng cao chất lượng thịt heo.
- GARPIL là giải pháp gia tăng năng suất và chất lượng thịt ức ở gia cầm hoàn toàn tự nhiên bởi hỗn hợp chiết xuất từ thảo dược như: Ginsenosides, chiết xuất atiso trắng kết hợp với tiền chất Creatine cùng các loại acid amin và khoáng peptide chelate. Garpil giúp dáng gà đẹp hơn, chắc khỏe hơn, tăng cường hệ miễn dịch và giúp thịt gia cầm thơm hơn.
Trong phần chia sẻ thứ hai, Kate M. Cornista, chuyên gia dinh dưỡng đến từ châu Âu, đã đưa ra các cách thức để tối ưu hóa cơ sở dữ liệu từ nguyên liệu thô để giảm chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Bà Kate M. Cornista – Chuyên gia dinh dưỡng từ Patent Co
Đầu tiên, bà Kate cho rằng, việc sản xuất thức ăn chăn nuôi có thể sử dụng những nguyên liệu thô có sẵn như nguyên liệu thô giàu protein, phụ phẩm xay xát, phụ phẩm nghiền và những nguyên liệu thô thay thế có sẵn (phụ phẩm từ ngô, phụ phẩm từ bánh mì, mỳ Ý vụn,…).
Giải pháp thứ hai theo bà Kate, công thức thức ăn chăn nuôi cần phải đáp ứng được yêu cầu về dinh dưỡng. Cụ thể, từ cơ sở dữ liệu nguyên liệu thô, cần xây dựng những công thức cho mỗi loại thức ăn cho từng giống vật nuôi; thực hiện phân tích nguyên liệu thô định kỳ; và phân tích hàm lượng độc tố nấm mốc định kỳ...
Cuối cùng, bà kết nhấn mạnh về giải pháp đến từ phụ gia thức ăn. Cụ thể, cần sử dụng các chất hỗ trợ tiêu hóa, sử dụng chất hỗ trợ hấp thụ chất béo (chất nhũ hóa) và sử dụng biện pháp kiểm soát phòng ngừa (chất kiểm soát độc tố nấm mốc hiệu quả).
Chương trình đã được khép lại bằng phần hỏi đáp sôi nổi, với nhiều câu hỏi đến từ khách mời được đặt ra cho diễn giả về cơ chế, thành phần của sâm báo cũng như thắc mắc xoay quanh các vấn đề liên quan đến giải pháp từ phụ gia thức ăn từ thảo dược.
Kết thúc chương trình, đại diện TVOne Việt Nam - Ông Nguyễn Quốc Toán lên tặng hoa cảm ơn diễn giả.

TVOne Việt Nam xin chân thành cảm ơn các diễn giả, ban cố vấn chuyên môn, đại diện các nhà máy thức ăn chăn nuôi trên khắp cả nước và cơ quan truyền thông báo chí đã tới tham dự Chương trình Hội thảo “Giải pháp cắt giảm chi phí trong công thức thức ăn chăn nuôi - Kinh nghiệm từ Hàn Quốc”
Chúng tôi hi vọng rằng, những chia sẻ và kinh nghiệm được trình bày trong Chương trình giúp cộng đồng có thêm các thông tin hữu ích để có thể áp dụng các phương pháp giúp tối ưu chi phí trong giai đoạn khó khăn về nguồn nguyên liệu. Bên cạnh đó, phần nào hiểu hơn những khát khao mà TVOne Việt Nam đang muốn thực hiện cho sự phát triển của ngành Nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, từ đó lan tỏa giá trị tới bạn bè quốc tế.